Friday, December 15, 2006

CHIỀU ARLINGTON

Ngay sau lưng tôi là Đài tưởng niệm Abraham Lincoln, Ngươi được coi là chiến thắng trong cuộc nội chiến của Hoa Kỳ, đã trở nên nổi tiếng với câu nói ngắn gọn: “A House divided against itself, can not stand”. Một ngôi nhà mà bị chia rẽ thì tự nó đã chống lại nó và như vậy không thể đứng vững đươc. Bao nhiêu binh lính 2 miền Nam, Băc Mĩ đã đổ máu nơi đây. Xưa cũng như nay, chiến tranh và hoà bình như là 2 mặt của một con người. Nó đem lại quyền uy và cũng giết chết danh dự của những lãnh đạo thông qua sự hy sinh của những người lính.

Chiều hoàng hôn DC đỏ thẫm, mặt trời sắp lặn. Văng vẳng đâu đây câu nói người xưa:

“Tuý ngoạ sa trường quân mặc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”
( Say sưa nghiêng ngả ai cười, xưa nay chinh chiến mấy người về đâu ).

Monday, December 11, 2006

MỘ HÀN MẶC TỬ





Mộ Hàn Mặc Tử ở Ghềnh Ráng, Quy Nhơn - ảnh Đào Tiến Đạt

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Hàn Mặc Tử.

Wednesday, December 06, 2006

CHUYỆN THỎ VÀ RÙA THỜI NAY III

Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hây nản chí sau những thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc nhiệt tình hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi gặp thất bại cay đắng, rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuốc sống khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng & nỗ lực hơn nữa, nhưng đôi khi phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác và đôi khi phải làm cả hai.

CHUYỆN THỎ VÀ RÙA THỜI NAY II

Rùa suy ngẫm kết qủa và nhận ra rằng, nó không có cách nào thắng thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và thách thỏ một cuộc đua mới, nhưng có một chút thay đổi về lộ trình, Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua, như đã tự hứa với mình và phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất tới bờ sông. Vạch đích đến còn đến hai cây số nữa, ở bên kia sông. Thỏ ngồi xuống và tự hỏi không biết phải làm sao, trong lúc đó rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.

Ý nghĩ của câu chuyện này?

Trước tiên cần xác định ưu thế của mình, và sau đó cần biết chọn sân chơi phù hợp.Trong một tổ chức, nếu bạn có khả năng hùng biện, bảo đảm rằng bạn phải biết tạo cơ hội trình bày để sếp của bạn chú ý đến bạn. Khi bạn làm việc dựa trên thế mạnh của mình, chắc chắn rằng không những bạn được quan tâm và còn là “cú hích” cho bạn phát triển và tiến xa hơn.

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.


Đến đây thỏ và rùa trở thành đôi bạn thân thiết, họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng cả hai sẽ chạy chung một đội.Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia sông, lên đến bờ thỏ lại cõng rùa đưa cả hai về đích, và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

Triết lý của câu chuyện này thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, nếu làm một mình bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo vì luôn có những trường hợp bạn không bao giờ làm tốt hơn người khác, và do đó, tinh thần đồng đội là yếu tố quyết định thành công trong công việc.Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể, phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ có khả năng lãnh đạo nhóm.

Friday, December 01, 2006

CHUYỆN RÙA VÀ THỎ THỜI NAY I

Ngày xửa ngày xưa có một con thỏ và một con rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn, Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và và thư giãn trước khi tiến hành cuộc đua. Thỏ ngồi dưới gốc cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã thua.

Bài học của câu chuyện trên là người chậm nhưng ổn định đã chiến thắng.

Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế. Câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm. Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa không thể nào có cơ hội hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới, Rùa đồng ý.Lần này Thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích, nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Triết lý của câu chuyện này là nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.

Nếu có hai người trong công ty của bạn, một người chậm, cẩn thận và đáng tin cậy, còn người kia nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm, người nhanh và vẫn đáng tin cậy sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.

Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đây.

......

"ÁI QUỐC TINH THẦN KHỞI HẬU NHÂN"

"Phaolô Nguyễn Trường Tộ. Quê quán thôn Bùi Chu, Phủ Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An. Sinh năm Minh Mệnh thứ 10. Ly trần năm Tự Ðức thứ 24. Tư chất thông minh, tài ba lỗi lạc, giỏi chữ Hán, thông tiếng Pháp. Năm 1913 cùng đức Giám Mục Ngô Gia Hậu sang Tây, ở Pháp mấy năm nhưng lưu tâm quan sát về tất cả các khoa học, hầu đem về giúp cho nước thịnh, dân cường. Lúc về nước, giúp chung đường, giúp Chính Phủ. Thiết tha mến nước, yêu nòi, thảo nhiều tấu phiếu xin triều đình cải cựu, canh tân về mọi phương diện, vui lòng hiến thân giúp việc khai hóa. Tiếc thay! Quốc dân thì muộn nảy lộc, tiên sinh lại sớm ly trần, lúc mới 43 tuổi."

Đoạn văn trên đây được ghi ở trên bia mộ của Nguyễn Trường Tộ do sáng kiến và kinh phí của ông Từ Ngọc Nguyễn Lân và một số nhân sĩ Nghệ Tĩnh lập.

Monday, November 27, 2006

ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ CHÍNH TRỊ CHÂN CHÍNH



Với tâm hồn hướng thượng và khả năng hùng biện xuất chúng, nhà chính trị chân chính phải có những khả năng quản trị thiên bẩm và sự sửa mình đầy lý trí, vì họ là những người làm nên lịch sử.

Là nhà chính trị chân chính, bạn phải biết dẫn dắt thiên hạ đến thái bình và đem lại vinh quang cho tổ quốc mà bạn phụng sự. Bạn phải có tầm nhìn chiến lược và quyết tâm cao, biết chạy hết quãng đường và giữ vững niềm tin; biết hy sinh một trận đấu để thắng cả một cuộc chiến; can đảm gánh vác những trách nhiệm lớn lao; giữ tấm lòng son và không phụ lòng lịch sử !

Làm nhà chính trị là bạn dấn thân cho một cuộc đấu cao đẹp. Bạn cam kết bước vào một sân chơi với tất cả phương tiện và thủ đoạn. Nhưng luôn luôn phải có lòng tin sắt son vào chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, của đạo đức đối với tội lỗi, của yêu thương đối với hận thù, của dân chủ tự do đối với độc tài, toàn trị.

Là nhà chính trị thao lược, bạn phải có tài tổ chức, biết thu phục lòng người và dụng nhân như dụng mộc; biết đào tạo một thế hệ tương lai đủ bản lĩnh và tính tiên phong; biết nghiêm khắc nhận lỗi và can đảm tha thứ. Bạn phải dũng mạnh mà không uỷ mị; không tàn bạo, dã man mà bao dung, chu đáo; không chần chừ mà nhanh chóng, không hấp tấp mà cẩn trọng.

Là nhà chính trị chân chính, bạn phải hiểu được những khả năng lớn lao của con người nhưng cũng luôn ý thức được vị trí nhỏ nhoi của mình trước Tạo Hoá; cảm được những khúc quanh của lịch sử nhưng cũng hiểu được cả quá trình phát triển dài lâu của loài người trong vũ trụ mênh mông.

Là nhà chính trị chân chính, bạn phải chịu đựng bao xót xa dằn vặt, từ bỏ những ham muốn đời thường để lo cho lợi ích của quốc dân; Bạn phải bền bỉ làm việc và kiên gan vượt qua tất cả. Những ngày mệt nhọc, những đêm dài thức trắng, những ánh mắt thâm quầng và tóc bạn có thể bạc trắng sau một đêm nhưng không làm cho tinh thần bạc nhược.

Là nhà chính trị chân chính, mắt của bạn rực cháy chân lý khi nhìn kẻ thù và nhỏ lệ xót thương cho những người dân đau khổ. Bạn có tầm nhìn vĩ mô nhưng thành thục những điều vi mô nhất. Bạn không chỉ hội tụ khả năng của một nhà cách mạng mà còn cả khả năng lãnh đạo và lắng nghe. Bạn có thể lắng nghe tất cả nhưng không nghe gì cả và ngược lại như không nghe gì cả nhưng bạn đang lắng nghe tất cả.

Là nhà chính trị chân chính, sự trung thành cột chặt với những hành vi của lý trí. Vượt lên trên những cảm xúc cá nhân là suy nghĩ thấu đáo về tình đồng chí, tình bằng hữu. Vượt lên trên tình chiến hữu, tình gia đình là tình yêu tổ quốc quê hương, là nghĩa vụ với những di sản của thế hệ trước và tiền đồ của thế hệ mai sau.

Là nhà chính trị chân chính, Bạn có thể gục ngã một cách bất công trên đường đi tìm công lý và tự do nhưng công lý, tự do, ấm no và hạnh phúc cho đồng bào là điều bạn cần khắc cốt ghi tâm. Đó là điều mà trước, trong và sau khi chết nó hằng tồn tại với linh hồn bất tử của bạn như một định mệnh vinh quang mà thượng đế đã trao tặng.

Là nhà lãnh đạo chân chính, Bạn phải xem tất cả quyền lực chính trị là phương tiện để phục vụ muôn dân và phải biết rời bỏ nó ngay lập tức khi nó phản bội lại những mục tiêu trong sáng của con người.

Là nhà chính trị chân chính bạn luôn phải nhớ câu “ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ” và phải hiểu từ trong sâu thẳm một cách khiêm nhường lời của sử gia Tư Mã Thiên rằng : “Lập Danh là cái cao nhất của đức hạnh”.

Luật sư. Lê Quốc Quân
Dưới chân đài tưởng niệm Abraham Lincoln
Washington DC - Cuối thu 2006

Saturday, November 25, 2006

TIẾNG HÁT CỦA NGƯỜI ĐIÊN - PHẦN 3

Bà ăn xin vuốt mắt cho người điên. Đứa cháu 10 tuổi, công dân thứ 4 của cái chợ quê nghèo này, bật khóc nức nở. Chiều ngày hôm sau, cái xác vô thừa nhận đó được một tay xã đội trưởng chỉ huy 2 người khác mang bó chiếu lấp vội vào nghĩa trang sau chợ. Không ai biết người đó là ai trừ bà cụ ăn xin. Đó chính là Nguyễn Phương Liên, con cụ Hàn minh, một trong những người giàu nhất bắc trung bộ thời kỳ pháp thuộc. Cô Phương Liên chết đi lúc vừa tròn 50 tuổi, Cuộc đời cô, sinh ra trong vinh quang và phú quý, đã yêu đến cháy lòng, đã nhớ thương chờ đợi khao khát hơn 30 năm. Bà chết đi trong đau khổ và cô đơn. Cuộc đời cô nửa đầu tỉnh táo nửa sau điên. Cô bị đánh đập, bị tàn phế cả thể xác lẫn tinh thần và chết trong một chiều thu đầy mưa gió ở một cái chợ quê nghèo thuộc huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

TIẾNG HÁT CỦA CON ĐIÊN - PHẦN 2

Tiếng hát huyền diệu của một người điên biết mình sắp chết cất lên làm tất cả trở nên như ngây như dại. Gío như ngừng thổi và chim trên cành ngừng hót. Không gian im ắng một cách lạ lùng. Lời bài hát bay lên cao, chui xuống sâu, thu lại và phồng ra, lúc đẹp một cách huyền diệu như đi trong cung điện Sistine lúc mênh mang rộng lớn trải dài như chạy theo những thảm cỏ đẹp của các sân gôn 36 lỗ trên vách đá cạnh bờ biển. Giọng hát là lời của thánh ca và của dân cày, xen giữa hàn lâm và trần tục, có âm hưởng của thính phòng và dân ca. Nhưng vượt lên trên hết là giai điệu thiết tha với sự sống, khát khao cháy bỏng về một tình yêu. Một tình yêu trinh trắng hoàn mỹ theo tất cả các nghĩa đẹp nhất của từ này. Con điên hát về chính cuộc đời của nó. Những giai điệu ngây thơ trong trắng của nghĩa binh công giáo xen lẫn những trải nghiệm đau thương, sự giàu có của một danh gia vọng tộc và nghiệt ngã như cái đói rét đến chết người đang kề cận. Tiếng hát của những phút giây cực kỳ đau khổ và hạnh phúc. Tiếng hát của trinh tiết giữ gìn cho người yêu bị xé rách bằng một cuộc hãm hiếp khiếp đảm. Tiếng hát ngập tràn hang hốc của nhà tù trong 10 năm và cao sang của sự thánh thiện thiền định. Đó là tiếng hát của sự điên rồ trong cực lạc. Tiếng hát khi hân hoan, lan toả mọi ngõ ngách, réo rắt đem tin vui đến cho cuộc đời. Tiếng hát khi cùng cực bi ai, ngập tràn trong rét mướt và đau đáu cô đơn, trải sầu thảm muôn lối. Tiếng hát của người điên đã đưa 2 bà cháu ăn xin đến gần, bà cụ ăn xin ngồi xuống bên cạnh, lắng nghe trọn bản trường ca cuộc đời của người điên qua tiếng hát, bản trường ca mà bà đã lõm bõm thuộc đôi đoạn. Tiếng hát đó là lời kể về chính cuộc đời kẻ điên. 20 năm nay tiếng hát này đã nuôi sống người điên này, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng và nhiều lần đã giúp bà cháu ăn xin có cái ăn, tiếng hát đang từ từ chết. Giống như con chim hoạ mi trong Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colin Maccolau, hơi thở người điên từ từ tan dần trong tiếng hát. Các Thiên thần đến rước linh hồn người đi.

THE FIRST THANKSGIVING

"Our harvest being gotten in, our governor sent four men on fowling, that so we might after a special manner rejoice together after we had gathered the fruit of our labors. They four in one day killed as much fowl as, with a little help beside, served the company almost a week. At which time, amongst other recreations, we exercised our arms, Many of the Indians coming amongst us, and among the rest their greatest King Massasoit, with some ninety men, whom for three days we entertained and feasted, and they went out and killed five deer, which they brought to the plantation and bestowed on our governor, and upon the captain and others. And although it be not always so plentiful as it was this time with us, yet by the goodness of God, we are so far from want that we often wish you partakers of our plenty."

Much of the information we have about the feast, and this period in the lives of these people, is the result of research conducted by the staff at Plimoth Plantation, the living museum in Plymouth, Massachusetts, that re-creates the lives of the Pilgrims with Mayflower II, the 1627 Pilgrim Village, and a native homesite. From this research we know about the foods and recipes that would have been available to them, and from two first hand accounts(the second was written by William Bradford, Governor of the colony for 33 years, and can be read in Of Plymouth Plantation 1620-1647), we have a good idea of how the village looked, what the colonists wore, how they spoke, what animals they owned and how they lived. We even know what games they played, what their views may have been on everything from their new home to religion and politics. And with all this knowledge, we piece together what foods would have been served at the feast, how the table looked, how the setting looked, even perhaps what the conversation was like.

Friday, November 24, 2006

TIẾNG HÁT CỦA CON ĐIÊN PHẦN 1

Chiều ngày 16 tháng 9 năm 1982. Mưa ! Khu chợ nhỏ vùng quê trung du có những dãy lều lợp tranh đặc trưng. Nhỏ và xiêu vẹo. Chợ họp vào buổi sáng nên bây giờ chỉ còn những người coi chợ là nhà đang ở đó. Cư dân của cái chợ quê này có 4 người, 2 kẻ ăn xin và 2 người điên. Ngay vào lúc chợ họp đông nhất cũng chỉ vài chục người, phương chi lúc này, khi hoàng hôn thẫm một màu đỏ đang tiễn đưa những con trâu đói cuối ngày mà theo sau nó luôn luôn là một người nông dân đói với chiếc cày to trên vai, cảnh chợ càng trở nên hoang lạnh, điêu tàn. Những năm vinh quanh nhất, đỉnh cao nhất của cơ chế hợp tác xã là những năm đói nhất của đất nước đẹp tươi hình chữ S này. Miền trung, cái eo giữa chữ S giống như cái bụng lép kẹp của ngưòi nghèo, da bụng gần như dính chặt với cột sống. Trong đó cuộn tròn một khúc ruột trong veo, lõng bõng nước – Khúc ruột miền trung. Người người đều đói nhưng đói hơn vẫn là những người ăn xin. Đói hơn người ăn xin là những người điên vì họ không biết kiếm thức ăn một cách liên tục. Nằm trong góc một cái lều cuối dãy là một người mà dân chợ vẫn gọi là con điên bị liệt chân trái. Gọi là con điên vì chợ còn có một người điên nam khác được gọi là thằng điên. Nó bị cụt một tay. Hai cư dân còn lại là 2 mẹ con ngưòi ăn xin. Họ không điên, họ chỉ đi ăn xin ở vùng này còn nghe nói họ cũng có nhà đâu đó. Vào lúc 5h30, một chiều mùa thu, con điên trong chợ là người đói nhất. Nó quá yếu đến nỗi không còn đủ sức để lết đi cướp thức ăn như vẫn thường làm trong những năm trước, tháng trước. Bây giờ nó đã kiệt sức rồi. Nó đái ra cả quần, nước đái trong veo, miệng cũng đã hết hôi. Ngày 2 trước nó bắt đầu đổ mồ hôi vì đói, những giọt mồ hôi đầy mùi ghê như mùi của món phở gầu để lâu. Nước đái đỏ quạch như máu, miệng thở ra hôi rình. Hôm nay toàn bộ cơ thể sạch sẽ vì chẳng còn chất thải nào ra nữa. Con điên cố gắng lấy chiếc chổi cùn trong góc quét một góc thật sạch, phía góc lều naỳ đất cao nên vẫn còn khô ráo. Nó lần lượt trải một tấm áo mưa lên trên nền đất, sau đó cố gắng lấy một ít giẻ rách và quần áo cũ quanh người trải xuống thật bằng phẳng. Nó vuốt từng tấm vải bẩn thỉu một cách cẩn thận, không làm cho chúng được sạch sẽ nhưng cũng đủ làm cho phẳng phiu. Nó ngồi xuống, tựa lưng vào cột lều ở chợ và vạch bụng ra xem. Ngay giữa rốn là một hình xăm. Không phải hình mà là một chữ ĐÓI được viêt quanh rốn rất đẹp. Nó ngửa mặt ngơ ngần cười. Nụ cười hiền lành đến kỳ lạ. Con điên cũng muốn dọn mình sạch sẽ trước khi chết. Nó dùng 2 tay nhấc chiếc chân trái bị liệt vào giữa những tấm vải rách. Mưa vẫn rơi tí tách. Từng giọt mưa từ nóc rỉ xuống, tạo thành vũng nhỏ trong dãy lều chợ. Nó làm dấu thánh giá và bắt đầu cất tiếng hát.

VẪY VÙNG TRONG BỐN BỂ !

“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai bắc, nam, đông, tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”
Nguyễn Công Trứ.

Là con người chúng ta ngay từ khi sinh ra đã mang nặng với đời. Ngày trước Nguyễn Công Trứ đặt nặng vai trò người con trai cho rằng chí khí người trai là phải “vẫy vùng trong bốn bể”. Thời nay không chỉ có con trai mà cả con gái. Vẫy vùng trong bốn bể nghĩa là tất cả thanh niên trí thức cố gắng phấn đấu, tu thân, đứng lên cùng sát cánh với nhau để đấu tranh chống lại sự suy đồi đạo đức, chống tham nhũng, chống độc tài, lạc hậu, đói nghèo để đưa đất nước Việt Nam ta bay lên cùng bè bạn năm châu.

Tuesday, November 21, 2006

THƠ TRẦN TRUNG ĐẠO

" ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười"


http://www.trantrungdao.com

ẢNH CHỤP Ở VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI !

Cách đây đúng 1 tháng, ngày 21 tháng 10 - Cộng đồng công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức lễ khánh thành Nguyện đwongf Đức Mẹ La Vang tại Vương cung thánh đường Đức mẹ Vô nhiễm nguyên tội Washington.
Người Mỹ ngạc nhiên về khả năng đoàn kết, gắn bó và tinh thần đạo đức của cọng đồng công giáo tại Hoa Kỳ. Theo thông tin hôm đó tôi được biết thì vào thời điểm có 2 triệu người Việt định cư tại Hoa Kỳ trong số đó đã có 600,000 người công giáo Việt Nam. Con số đang tăng lên rất lớn.
Nguyện đường Đức mẹ La Vang rất đẹp.

ẢNH CHỤP Ở LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ Ở LẠNG SƠN !


Here is the picture taken on the occassion of inauguration Lang Son Church. I had a really good time with my friends, including both - Son Hue and Son Tien sinh. Lang son town is a really attractive, We had an exciting evening. Mr. Luyen is a really good host. Mr. Khanh also contributed very much for the success of the trip. My Old Landcruiser tried very much to complete his task.

SỰ CỐ TỐI 19 THÁNG 11

Hôm nay tôi có một sự cố nhỏ xảy ra.
Nhỏ nhưng bị nghĩ là to thì rất vất vả.
Tôi bị dị ứng nhưng sau đó vì uống thuốc hạ huyết áp cho nên làm cho tình trạng nặng thêm lên. Tôi đau đầu, kiểu hạ đường huyết.
Hiền gọi điện cấp cứu.
Tôi được cấp cứu kịp thời và tỉnh táo.
cẢ GIA ĐÌNH Ở TRONG BỆNH VIỆN MẤT 01 ĐÊM.
Có nhiều điều làm tôi phải suy nghĩ,cậy trông bề trên che chở.
Con người ta thật là nhỏ bé và chúng tôi luôn luôn phải ý thức về thân phận của mình.
Tôi chúc mọi người bình an - mạnh khoẻ.
Luôn biết sống hết mình và đúng mình.
Cuộc đời rất đẹp và rất có ý nghĩa.

Washington DC.
Những ngày cuối thu 2006

CUỘC ĐỜI

CUỘC ĐỜI KỲ DIỆU VÔ CÙNG.
VÌ CÓ ĐỦ KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC.
CÓ CẢ ƯỚC MƠ VÀ NHỮNG SỰ THẬT ĐẮNG CAY.
CUỘC ĐỜI RẤT ĐẸP CHO NHỮNG AI YÊU QUÝ CUỘC ĐỜI !

Sunday, September 24, 2006

Câu đối tặng Dr. Hoat

Trước khi đi xa, tôi tặng Dr. Hoát câu đối sau đây:
SINH Ở NHÂN THÀNH ANH THÀNH NHÂN
ĐẤT PHÁT NHÂN TÀI AI PHỤC HƯNG

Hà Nội thu năm 2006

Tuesday, July 04, 2006

Thân Ta

Thân ta

Thân ta vốn không phải chỉ riêng của ta. Lúc nhỏ ta là của cha mẹ. Khi ta lớn lên ta là của quốc gia. Khi ta già thân ta là thuộc về hậu thế. Thân ta nặng lắm. Ta há xem nhẹ được sao? Thân ta quý lắm, ta có thể coi thường được sao?

Như vậy, ta nên làm như thế nào? Ta phải làm sao gần thì người trong nước quý mến; xa thì người nước ngoài xem trọng; hậu thế sau này sùng bái. Ôi thân ta quý thế, há có thể không tu thân được chăng?

Khổng tử.

Saturday, May 13, 2006

TỰ LÀM SỨ GIẢ GIỤC GỌI TUỔI TRẺ MÌNH

Tự làm sứ giả giục gọi tuổi trẻ mình!
TT - Tôi đã tự nhủ lòng rằng mình sẽ không viết gì hết. Như đam mê bị chối bỏ ngay trong chính tâm thức mình. Bạn bè tôi, những người đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn để tích cóp từng chút tri thức, đang từng đứa một theo nhau ra nước ngoài hoặc làm thuê cho người nước ngoài tại chính quê hương mình. Báo Tuổi Trẻ mở diễn đàn tuổi hai mươi. Tôi nhìn bàn phím nhỏ mà lòng thấy thôi thúc lạ kỳ.
Lửa lý tưởng chợt bùng lên mạnh mẽ. Tôi xúc động đến giận dữ với chính mình khi đọc những dòng nhật ký của Đặng Thùy Trâm. Đúng, như Trần Hoàng Vi đã viết, đâu đó lửa vẫn cháy, những người con của thế hệ hôm nay vẫn đang rừng rực khí thế tuổi hai mươi như ông cha thuở trước. Chúng ta đã bỏ qua nhiều cơ hội của lịch sử; còn hôm nay lại một cơ hội mới: đường băng cất cánh chưa bao giờ rộng dài đến thế.
Thư từ, bài vở tham gia diễn đàn gửi về:
Diễn đàn “Tuổi 20 của chúng ta” - Báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Email: tuoi20@tuoitre.com.vn tto@tuoitre.com.vn
Người quyết định việc nắm bắt hay không cơ hội đó là tuổi trẻ chúng ta. Thang giá trị sống bị đảo lộn thì chúng ta phải lập lại. Khi phong bì tràn ngập công sở, đổ bộ vào cả giảng đường và bệnh viện, thì lớp trẻ chúng ta cùng siết tay, dồn đuổi tệ nạn đến tận cùng.
Khi đâu đó có bạn đang mệt mỏi buông xuôi, thì nơi đây những ngọn lửa của màu xanh yêu thương và hi vọng sẽ thắp lên, động viên nhau giữ vững tinh thần. Khi xu hướng vọng ngoại đang lên cao, thì nơi đây chúng ta truyền cho nhau tinh thần tự tôn dân tộc và ý thức về dòng máu Việt vinh quang...
Như Thánh Gióng xưa, khi đất nước có giặc... Giặc hôm nay không phải là ngoại xâm nhưng đâu đó những người nông dân đang thay cơm chiều bằng củ sắn, củ khoai; là lòng tự hào dân tộc, lòng tin bị xói mòn, là tham nhũng, quan liêu... Nếu chưa có sứ giả mời gọi thì tuổi trẻ chúng ta sẽ tự làm những sứ giả, với trái tim nóng và cái đầu đầy lý trí, lần tìm nhau, giục giã nhau tiến bước dựng xây đất nước mình...
Luật sư, thạc sĩ luật LÊ QUỐC QUÂN

Bài đã được đăng trên báo tuổi trẻ ngày 26 tháng 7 năm 2005 và trên tuổi trẻ online ở địa chỉ sau:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=90487&ChannelID=7

THƠ DÀNH CHO DR. HOÁT

Tôi đi giữa phốố dài và rộng.
Gío heo may dìu dịu thổi đâu vềề
Bỗng nhớ tới người anh thân thiết quá
Nhơ thu nào đi tám mốt đón heo may.

Bài thơ làm vào sáng Chủ Nhật ngày 13 tháng 3 năm 2006, Một sáng trời lạnh đi bộộđến cơ quan dọc theo phố Nguyễn Chí Thanh. Kỷ niệm những ngày chủ nhật đi dào cùng anh Hoát đầu thập niên 1990s.

Lê Quốc Quân.

LỖI VÀ SỬA LỖI HỆ THỐNG !

Bộ máy Nhà nước cũng giống như những cỗ máy. Nó vận hành theo những cơ chế thống nhất và mỗi một bộ phận đều có những công năng riêng.
Mỗi hệ thống quản trị đều được thiết kế, ra đời và phát triển vào những giai đoạn lịch sử nhất định dựa trên những nguyên tắc nhất định. Để có thể thích nghi và tồn tại, các hệ thống này không ngừng “sửa lỗi” và hoàn thiện. Trong một xã hội dân chủ pháp quyền, việc “bắt lỗi” và “vá lỗi” của hệ thống là công việc thường xuyên của các chính trị gia, cũng giống như các chuyên viên của Microsoft sửa “lỗi hệ thống” hàng ngày.
Chuyện xưa
Xưa, sự cho phép ra đời của Triết học Karl Marx ngay trong lòng xã hội tư bản đã góp phần làm nên những cuộc cách mạng vô sản sau đó, đồng thời “vá” lại những lỗ thủng khổng lồ của chủ nghĩa tư bản đế quốc.
Ở Marx, sự “sướng” cộng hưởng đã xuất hiện khi có sự kết hợp bất ngờ giữa tài năng và sự xúc động cá nhân. Hiệu ứng tâm lý nhất thời đó đã đem đến vinh quang và đau khổ cho hàng trăm triệu người mà ngay bản thân người “phát minh” ra nó cũng không nhận biết được vì nó đến “tràn trề” trong “tha hoá” .
Xưa hơn nữa, lịch sử cũng vui mừng đón nhận tinh thần “Khế ước xã hội” của Jean Jacques Rousseau trong thực tiễn sinh động bằng cuộc cách mạng dân chủ tư sản pháp 1789 mà mục tiêu “Tự do–Bình đẳng –Bác ái” của nó, dù ít dù nhiều, đã tạo thêm nguồn cảm hứng để Chủ tịch Hồ Chí Minh rời bến Nhà rồng.
Rousseau phác thảo về cỗ máy quản trị xã hội với một xã hội công dân
Ra đi, dù là để tìm cách cứu mình đặng cứu Cha hay “tìm đường cứu nước” thì đó cũng là mục tiêu tốt. Tinh thần này là đáng khâm phục. Luỹ tre làng xứng đáng lùi lại phía sau. Và đại dương, như tự ngàn đời, luôn chào đón những tâm hồn quả cảm.
Chính J.J Rousseau, thông qua tác phẩm Khế ước xã hội, đã phác thảo lên “hình ảnh” cỗ máy quản trị xã hội với một xã hội công dân và nhà nước pháp quyền.
Hơn 2 thế kỷ trôi qua. Trong đó có một thế kỷ lao xao tiếng nói xen lẫn tiếng bước chân vội vàng của những người tốt bụng lạc lối lầm đường - say mê đến ngơ ngác - vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến việc tổ chức vận hành các thiết chế chính trị và xã hội loài người chúng ta ngày nay. Nó vẫn tiếp tục được sửa chữa và hoàn thiện trong một thực tế biến động không ngừng với những cơ hội và thách thức quấn chặt lấy nhau.
Có những “hệ thống” mà như ông Nguyễn Trung đã nói “sự tha hoá nằm ngay chính trong hệ thống” và bản thân sự hư hỏng đã được “cài vào” đó. Cũng có những hệ thống mà chính bản thân sự “sửa lỗi” đã được “cài đặt” trong hệ thống đó, khi nó “để cho người dân được mở mồm ra nói - Hồ Chí Minh” với một cơ chế tiếp nhận, phản ánh và xử lý trong độc lập và khách quan.
Nước Mỹ là quốc gia mà ngay từ khi khai sinh đã có nền dân chủ lập hiến dựa trên tư tưởng “Tam quyền phân lập” trong “Tinh thần pháp luật –L’esprit des lois” của Montesquieu và Khế ước xã hội của J.J Rousseau. Hiện nay nước Mỹ cũng đang đứng trước những thách thức “chết người”. Nhưng những người lạc quan cho rằng họ dễ dàng vượt qua vì hệ thống của họ đã được “thiết kế” để vượt qua. Qủa thật, tư tưởng của “cặp” thiết kế gia vĩ đại người Pháp nửa sau của thế kỷ thứ 18 cứ ánh xạ lên việc tổ chức và thực hiện quyền lực của các Nhà nước hiện đại. Và gần đây nó cứ ám ảnh tôi.
Chuyện nay
Đó cũng là vấn đề thời sự của chúng ta hôm nay.
Tất cả chúng ta đều hiểu rằng Việt Nam là một quốc gia mà nền tảng tôn giáo, chính trị và ý thức hệ khác biệt nhau trong một thời gian dài, giữa miền bắc và miền nam, giữa trong nước và ngoài nước.
Bởi vậy, tìm kiếm thoả mãn những dị biệt trong thống nhất lại càng trở nên quan trọng. May thay! Ta có một hy vọng, thuộc về bản chất, rằng đa nguyên mang lại giá trị của sự thương nhượng và làm giảm tính chất cực đoan trong các thể nhân. Đa nguyên tự bản thể đã cổ súy cách “tôn trọng ý kiến khác biệt”, đã làm cho con người trở nên có học và dễ thương hơn vì nó luôn luôn phải thừa nhận rằng có thể có “nhiều hơn một” giải pháp đúng và hiệu quả.
Đã từng có những cơn Đại hồng thuỷ, những Kỷ băng hà, hay dấu hiệu sự sống trên hành tinh đỏ cho thấy sự phát triển của con người đã từng phải trả giá vì những vi phạm làm tổn thương nghiêm trọng đến sự cân bằng tự nhiên. Những cơn sóng thần có thể còn nhiều hơn và Bão Katrina có thể còn mạnh hơn nếu như Mỹ vẫn tiếp tục không coi trọng hiệp ước Kyoto.
Thể chế chính trị cũng vậy, đã từng đến rồi đi, bao nhiêu triều đại, dù vinh quang hay nhục nhã, dù lâu dài hay ngắn hạn, thế sự cứ xoay vần quanh những quy luật bất biến về âm dương, về lòng người, tự nhiên và xã hội.
Tạo Hoá muốn cho ta biết màn đêm thì đen nên đã tạo ra ánh sáng ban ngày, cho lá rụng vào mùa thu và cây cối nẩy lộc vào mùa xuân. Tạo hoá còn cho ra một con người với biết bao nhiêu sự khác biệt trong tư duy vẫn tồn tại với tư cách là những chỉnh thể thống nhất.Yêu trong tim và suy nghĩ trong đầu nhưng trái tim ngừng đập thì bộ não lặng im. Sự thay đổi ý nghĩ ( đổi ý – thay đổi tư duy) là một nét cơ bản tạo nên sự thống nhất của con người trong xu hướng tìm đến và (để) phục vụ Chân - Thiện - Mỹ.
Đừng sợ đa nguyên
Bởi đa nguyên tôn trọng tính đa dạng trong tổ chức xã hội trên một nền thống nhất chung. Nó thể hiện vai trò sáng tạo của cá nhân nhưng luôn bảo vệ lợi ích của số đông theo nguyên tắc dân chủ. Và, “Dân chủ có thể giảm bớt những bất trắc chính trị vì làm cho công dân tin rằng họ có thể bất đồng với chính sách hiện thời, nhưng sẽ luôn có cơ hội thay đổi – J.J Rousseau.”
Trong chính trị, sự xác nhận về tính phong phú của công dân thông qua các nhóm lợi ích trên cơ sở luật pháp là nét đặc trưng của một nhà nước pháp quyền.
Vị trí chủ nhân thuộc về tất cả 82 triệu người Việt chúng ta chứ không riêng của một nhóm người nào cả.

Nhiều người sợ đa nguyên sẽ tạo nên đối đầu hoặc bất ổn nhưng lịch sử đã kiểm nghiệm lý thuyết của Triết gia Pierre Abélard từ thế kỷ 11 là đúng. Ông nhấn mạnh nguyên lý về đa nguyên là "diversa non adversa" (khác biệt nhưng không đối địch) vì biết rằng nhà nước, cũng giống như con người, là một cỗ máy có tổ chức chứ không phải là sự hỗn mang - mất dạy.
Đất nước ta đã kinh qua những gian khó, cả về thể chất lẫn tinh thần. Đất nước chúng ta đã từng bị chia rẽ cả về địa lý lẫn tư duy.
Cách đây 31 năm chúng ta đã có một chiến thắng. Cái chiến thắng “làm cho hàng triệu người vui nhưng cũng làm cho hàng triệu người buồn – Võ Văn Kiệt” nhưng nếu như có được một sự thống nhất trong đa đại diện có thể làm cho hầu hết mọi người vui vì cảm thấy rõ tiếng nói dù nhỏ nhoi của mình vẫn được phản ánh trong cơ cấu quyền lực chung.
Trong đó cái riêng nhận thấy mình nơi cái chung và cái chung là hình ảnh của những cái riêng. Chính tôi cũng đã được Đảng dạy rất nhiều về vấn đề này khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thế nhưng tôi quá ngạc nhiên trong thực tế. Lúc tôi đang viết những dòng chữ này thì có hơn 90% đảng viên cộng sản đang chiếm ghế trong quốc hội của 82 triệu người dân Việt. Đó là một điều hết sức bất bình thường vì số lượng đảng viên cộng sản chỉ chiếm khoảng 3.5% dân số.
Tổ quốc chúng ta có được không phải bằng một nghi thức mà bằng lao động, bằng máu và nước mắt.
Tổ quốc chúng ta đã được tạo nên do những liên kết thiêng liêng của các cá thể, các nhóm lợi ích và các sắc tộc.
Chính vì vậy, vị trí chủ nhân thuộc về tất cả 82 triệu người Việt chúng ta chứ không riêng của một nhóm người nào cả. Vì vậy bộ máy Nhà nước phải thực sự là đại diện cho lợi ích chung như Điều 2 của Hiến Pháp năm 1992 khẳng định Nhà nước là:“ của dân, do dân và vì dân”.
Bởi, toàn dân chúng ta sở hữu đất nước này và một trong những quyền quan trọng của sở hữu là quyền “định đoạt” chứ không phải chỉ là sự “chiếm hữu” hay “sử dụng”.
Nên, trong những thời điểm đất nước cần phải tranh luận để ra những quyết định khó khăn, mỗi một người dân, với tư cách là công dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ đối với những bước đi của vận mệnh dân tộc và phải cất tiếng nói tự đáy lòng mình với một tấm lòng trung trinh và “thơ ngây như con trẻ”.

Bài viết đã đươược đăng tại BBC theo địa chỉ

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/03/060323_lequocquan_hethong.shtml

Thư gửi ông Nguyễn Trung

Sỹ phu Bắc Hà thời nay sao im hơi lặng tiếng? Câu hỏi của Ông Nguyễn Trung đăng trên Vietnam Net làm se lòng nhiều người đọc.
Luật sư Lê Quốc Quân
Giống như bao nhiêu thanh niên ở tuổi mình, sau 4 năm trời ở giảng đường đại học, chúng tôi ra trường với biết bao nhiêu suy tư ước vọng và lúc đó giống như mình đứng ở giữa ngã ba đường.
Hơn mười năm trôi qua, vẫn còn đó “Nơi ngã ba cuộc đời tự dồn bao câu hỏi / Để lòng mình day dứt với tương lai”…dù tôi đã tự mình bước qua 3 giai đoạn.
Tốt nghiệp đại học, tôi quyết định làm giảng viên đại học và bám trụ ở Hà nội với cuộc sống ăn đong…Cuộc đời hắt vào tôi những thử thách trong công việc và bủa vây tôi bằng chuyện lo sao cho đủ ăn, đủ trả tiền nhà cuối tháng. Nói gì ư ?
Ông Nguyễn Trung ơi ! Tôi bỏ dạy đi làm chuyên gia cho dự án nước ngoài khi thấy mẹ ngày càng già đi và các em đang lớn lên cùng với những chi phí học hành. Những ngày đầu háo hức làm cho dự án vội qua. Khi đủ đồng tiên ăn mặc là lúc tôi lại thấy thiếu một cái gì đó lớn hơn. Đó quyền được phát triển.
Tôi thất vọng khi phải cùng anh em “thổi ý tưởng” vào cho các chuyên gia ngoại “cố vấn lại” thì lãnh đạo người Việt mới nghe. Tuổi 30 nhìn những chuyên gia đến từ Peru hay Nhật bản ăn lương 20.000 USD/tháng từ vốn vay mà thấy tự thẹn với lòng mình.
Tiền tư vấn vốn vay khác hẳn với những khoản tiền TA ( hỗ trợ kỹ thuật ) cho không. Đó là tiền của dự án, tiền của ngân sách, của nhân dân và tất cả mọi quốc gia, tổ chức đều hoạt động vì những mục tiêu và lợi ích của riêng mình.
Tại sao không, Việt Nam? Nhìn JBIC, JICA tập trung ODA vào cầu đường vì thấp thoáng đâu đó là một nước Nhật với những tập đoàn sản xuất xe hơi, xe gắn máy nổi tiếng, nhìn WB lo lắng quá đến tốc độ giải ngân trong khi chưa am tường hết được những phức tạp trong kiểm tra giám sát dự án giảm nghèo ở Việt Nam hay ADB am hiểu “quá” Việt Nam trong quản trị điều hành và cơ cấu quyền lực Việt Nam để có nhiều thoả hiệp bất tương quan.
Nói gì ư ? Ông Nguyễn Trung ơi ! Tôi bỏ làm thuê cho nước ngoài. Tôi bỏ vì tự tin vào vị trí chủ nhân, vì lòng tự tôn dân tộc và tin vào dòng máu Việt của chúng ta.
Dùng đạn để bắn
Năm 31 tuổi tôi trở thành doanh nhân và bàng hoàng chợt nhận ra rằng phong bì là vũ khí phổ thông nhất của các doanh nhân.
Nó giống như AR15 hay AK47, dù xuất xứ khác nhau và được đưa tới với những mục đích khác nhau, cùng tham gia cuộc chiến trên mảnh đất này, hữu dụng và tội lỗi như nhau trong thương trường.
Dù là tiền EURO hay USD thì “đạn” vẫn là cách các thương gia nói về sức công phá của ruột phong bì trong lúc giành giật hợp đồng. Khác với những quán cóc bán chè chén hay những người gánh hàng rong dọc phố nơi “đạn” dành cho anh công an phường thu nhập thấp là những đồng tiền lẻ thấm đẫm mồ hôi, các doanh nhân phải dùng “đạn” nặng ký cho những quan chức cấp cao và viên chức cổ cồn.
Đã có không ít doanh nhân muốn sử dụng đầu đạn hạt nhân trong nhiều phi vụ làm ăn lớn và cũng vì vậy nhiều kẻ đã ra tòa. Đạo đức trong lòng đòi buộc tôi phải vất vả hơn để kiếm tiền sạch, và không giống nhiều doanh nhân dị ứng với phong bì khác, tôi đã may mắn đã thành công nhờ tính tiên phong trong dịch vụ và nghề nghiệp mình.
Tổng kết cuối năm nay, công ty nộp được một ít thuế thu nhập cho Nhà nước, chợt bàng hoàng khi bạn bè bảo: “Tự hào mần chi, nó chạy hết vào các PMU, bọn nó đem đi đánh bạc rồi”.
Năm nay 35 tuổi, vẫn thấy thẹn với lòng mình, vẫn thấy thấp thoáng đâu đó những ngã ba ngã bảy và chưa rõ lộ trình của đời mình. Tôi nói gì đây, ông Nguyễn Trung? Bạn bè tôi nhiều người bỏ nước ra đi vì nói rằng mình sinh nhầm thời và đã không ít lần tôi cũng có ý nghĩ như vậy.
Nhưng mảnh đất tảo tần hình chữ S và những “cơn gió Lào rát ruột” quê tôi trong mắt nhà thơ Nguyễn Duy đã kìm giữ bước chân tôi và động viên tôi “đánh thức tiềm lực” ở chính nơi này.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là sỹ phu Bắc Hà nhưng cả quốc gia đang treo chữ “nhẫn” trong nhà là dự báo không lành cho dân tộc trong thời điểm tổ quốc đang cần những tranh luận mạch lạc và sâu sắc nhất. Tôi không im hơi lặng tiếng nữa và tôi tin rằng hàng triệu thanh niên Việt Nam đang và sẽ nói.
Tất nhiên, hành động bao giờ cũng nói to hơn ngôn từ “action speaks louder than words” và chiến thắng sự ươn hèn bạc nhược để đứng lên là cuộc chiến khó khăn nhất.
Dù vậy, lời ông đã thổi thêm nghị lực, thúc đẩy thêm quyết tâm, Đêm nay dưới ánh đèn, tôi tự hứa với lòng mình sẽ hoạt động luật sư cho người nghèo, góp một phần nhỏ bé bảo vệ những người thấp cổ bé miệng, sẽ cùng hàng triệu người việt nam đem bầu nhiệt huyết của tuổi xuân tấn công tệ nạn, đem lại công lý dân chủ thật sự cho dân tộc Việt Nam.
Ông Trung ơi, tôi đồng ý với ông về “vấn đề hệ thống”. Và chúng ta phải “bắt đầu bằng hệ thống” để lớp già cùng lớp trẻ, trong đảng và ngoài đảng chung tay nhau xây dựng một Việt Nam dân chủ và giàu mạnh, không phải cho hôm nay mà cho mãi mãi mai sau.

Bài viết đã được đăng treê bbc Theo đươường link sau đây :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/02/060210_siphubacha_imlang.shtml

MY FEELING

Lâu quá rồi không vào đwocj blog, hôm nay vui mừng vì đã vào được. Những bức tươờng ngăn cấm đang trở nên lạc hậu. V ch ta c qu h về những bươc tiến của khoa học kỹ thuật.

Sunday, February 26, 2006

CAM XUC TU QUE HUONG

Hom nay ngoi tai mot quan internet o mot thi tran ngheo Thuoc Huyen Tuong Duong, Phia Tay Nghe An, doc lai nhung dong gop y cua ban be gan xa doi voi bai viet cua minh thay vui. Dat nuoc ta con nhieu nguoi yeu nuoc, con nong nan voi van menh dan toc lam.

Toi lai thay minh can phai co gang tu than hon, vi neu khong tu than, thi lam sao te duoc gia de roi tri quoc ma binh thien ha.

Toi cau xin Thien Chua cho toi vung tam, ben chi, biet vuot qua nhung kho khan kho doi thuong de dong gop duoc mot chut gi do cho dan toc, cho que huong !

________________________

Wednesday, January 04, 2006

HAPPYNEW YEAR

Le Quoc Quan kinh chuc tat ca anh chi em ban be mot nam moi 2006 tran day suc khoe, hanh phuc va bang an ! Mot nam moi lam an phat dat !

Quan wish all of you a very happy & prosperous new year 2006 !

All the best
__________________
Atty. Le Quoc Quan