Thursday, May 09, 2019

BÙI CHU - CÁI GỐC CỦA GIÁO PHẬN ĐÀNG NGOÀI



Năm 1651 cuốn Phép giảng tám ngày (Cathechismvs in octo dies diuisus) và cuốn từ điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) do cha Alexandre De Rhodes thuộc Dòng Tên in tại Roma, người ta bắt đầu biết đến Việt Nam như là một địa hạt đầy tiềm năng truyền giáo. Dứt điểm rằng Bùi Chu là một trong những địa hạt truyền giáo đầu tiên và mạnh mẽ nhất. Hơn 100 năm trước đó, vào 1533 là lúc sử sách có chính thức ghi lại thì Cha Ignacio cũng là đến làng Ninh Cường, Trà Lũ, Huyện Giao Thuỷ thuộc địa phận Bùi Chu  ngày nay. 


Cuốn từ điển Việt – Bồ - La do Cha Alexandre De Rhodes được in tại Roma vào năm 1651 mô tả nhiều âm tiết có hương vị Đàng Trong, kế thừa nhiều từ những âm tiết giản lược tối đa của Cha Francois De Pina

Chỉ vì một lần gặp gỡ định mệnh với Cha Alexandre de Rhodes mà Cha Francois Pallu đã trở thành nhà truyền giáo nhiệt thành ở Châu Á. Để rồi Ngài cùng với Đức Cha Pierre Lambert de la Motte trở thành 2 Giám mục đầu tiên tại Việt Nam, thành giám quản Tông toà giáo phận Đàng Ngoài và Đàng Trong vào năm 1659. 

Với tư cách là Giám mục Địa phận Đàng Ngoài trong suốt 21 năm (1658-1679), tôi tin rằng nơi mảnh đất có nhà thờ Chính Toà hôm nay dày dấu chân đại diện của Đức Cha. Thật vậy, bởi Đức cha Francois Pallu không thể đến được Việt Nam nhưng Đức Cha Lambert de la Motte đã thường xuyên qua lại vùng đất này. Các cứ liệu lịch sử cho thấy Ngài đi dọc sông Ninh Cơ, dừng trên mảnh đất này, đã đến Kiên Lao để lập dòng Mến Thánh Giá ở đó.

Đức Cha Francois Pallu – Giám mục tiên khởi của Giáo phận Đàng Ngoài từ năm 1658 đến năm 1679. Dù chưa một lần đến Việt Nam, Ngài là Giám mục tiên khởi của giáo phận Bùi Chu. 

Bùi Chu – Cái tên đẹp đó là khởi nguồn cho cả một vùng truyền giáo mạnh mẽ khắp cả một vùng đồng bằng Bắc bộ phì nhiêu và đầy lòng sốt mến. Giáo xứ Bùi Chu được thành lập vào năm 1670, cách đây vừa đúng 349 năm, là thời kỳ Đức Cha Pallu làm Giám Mục. 

Tôi cứ nhắm mắt lại hình dung về hình ảnh “Những người muôn năm cũ/Hồn ở đâu bây giờ (Vũ Đình Liên)”. Thưa – Hồn các Ngài vẫn còn đó – Nơi giáo xứ Bùi Chu, nơi Nhà thờ Chính Toà Bùi Chu, mà có lẽ lúc đầu tiên, hơn 350 năm trước, chỉ là một mái nhà tranh lợp bằng rơm, bằng rạ. Các con chiên đầu tiên, tóc búi tõ, quây quần ríu rít bên một Cha người Tây dạy bằng Tiếng Việt về “Nhưn dinh Cha” Hay “Nhưn dinh các cha”. 

Bùi Chu, nơi đó hơn 350 năm trước, những người Việt lạc hậu và nhỏ bé nhưng với một trái tim vô cùng nhiệt thành với đức tin, cố gắng tìm hiểu xem mầu nhiệm Ba Ngôi là gì ?. Trinity là gì ? Sao Ba Ngôi là một Chúa, mà Một chúa lại có Ba Ngôi và Ngôi nào cũng là Chúa?, Họ cũng bắt đầu hát những từ Latin mà không hiểu nghĩa. Khi đó vỏ Ngôn từ đã bay về phương Chánh Niệm, chỉ còn tín thác, tin yêu. 

Tôi tin rằng, không phải đợi đến cuộc họp Hợp chuẩn về Tiếng việt vào năm 1645 tại Nhật Bản do Cha Jaspal De Amaral chủ trì để thống nhất rằng “Nhưn dinh Cha chính là Nhân Danh Cha” và cũng chính là “Nhân danh các Cha” mà, trước, trong và sau khi đó, những ngừoi con Bùi Chu đó đã quây quần bên ngôi nhà thờ bé nhỏ mà khi đó có thể chỉ là một cái hang Toại đạo, đã cùng nhau xác tín một niềm tin tuyệt đối vào Đấng Tối Cao – Đức Chúa Bloi của mình. 

Lần lượt qua các Đức Cha Deydier Điển năm 1679, Lezoli Cao, Hylario Hy.... cho đến Cha Wenceslao Onate Thuận xây nhà thờ vào năm 1884, Giáo xứ Bùi Chu dứt điểm là một nơi mà các Ngài thường lui tới, họp bàn, mở mang Nươc Chúa; Nơi những người Annam chúng ta biết về một Đức Vua, vượt trên tất cả các Đức vua của trần gian. 
Đức Cha Wenceslao Onate Thuận – Người xây dựng Nhà thờ Chính Toà Bùi Chu 135 năm trước. Ngài đã ở Thiên Đường – Mong Ngài sáng soi cho chúng con biết “việc phải làm” để gìn giữ ngôi Thánh đường và “từ khởi sự cho đến hoàn thành đều nhờ bởi ơn Chúa”

Bùi Chu - nơi Đức Cha Nguyễn Năng Tĩnh đầy khôn ngoan và quả cảm, vượt qua biết bao nhiêu khó khăn thời kỳ sắt máu để giữ vững ngọn lửa đức tin từ năm 1960 đến 1974. Ngày đó Ngài đã ra đi đột ngột trong sự tiếc thương vô vàn của con cái Chúa. Cá nhân tôi tin rằng Đức Cha bị cộng sản đầu độc. 

Bùi Chu – đêm nay tôi buồn đến khóc. Có thể vì tôi lạc hậu, có thể vì tôi sống với quá khứ. Thế nhưng tôi biết rằng: Một khi Nhà thờ Chính Toà bị dỡ bỏ, thì đâu đó các Linh mục ưa xây cất, sẽ đồng loạt dỡ bỏ rất nhiều ngôi nhà thờ xứ, nhà thờ họ hiếm hoi còn sót lại. Và rồi, 50 năm sau, 100 năm sau con cháu chúng ta sẽ nhìn thấy gì và nghĩ gì ?

Tôi buồn vì nghĩ đến ngày đó, nhưng tôi cũng hy vọng. Tôi hy vọng vào quyền năng của Thiên Chúa, và cách Ngài tác động lên các đấng chủ chăn. Sống với quá khứ, là tôi nghĩ đến hơn 2000 năm đã trôi qua từ khi Ngôi Hai đến với loài người, và giờ đây Loài người vẫn nhìn đến Kito giáo như cả “Một nền văn minh” dù bao nhiêu sự tàn phá đã và đang xảy ra. 

Bởi hy vọng nên tôi chờ. Và như một triết gia đã nói “Toàn bộ khôn ngoan của loại người nằm trong hai chữ: Hy vọng và Chờ đợi.









Sunday, May 05, 2019

VỀ VIỆC PHÁ DỠ NHÀ THỜ BÙI CHU


VỀ VIỆC PHÁ DỠ NHÀ THỜ CHÍNH TOÀ BÙI CHU


Kể từ khi báo chí đưa tin về việc Nhà thờ chính toà Bùi Chu sẽ bị dỡ bỏ (dùng từ cổ một cách tôn kính là “hạ giải”) vào ngày 13/5 tới để xây nhà thờ mới, rất nhiều phương tiện truyền thông đã đề cập với nhiều ý kiến trái chiều. 
Là một người Công giáo, yêu mến hoạt động xã hội và quan tâm đến vấn đề này, nhiều người bạn trong và ngoài công giáo, đã hỏi tôi nhưng tôi chưa có ý kiến vì mình chưa có đủ thông tin. Hôm nay Chúa Nhật ngày 5/5/2019 chúng tôi đã có dịp về thăm nhà thờ chính toà Bùi Chu và một số giáo xứ thuộc Giáo phận Bùi Chu. Khi đến TGM lúc 4h chiều thì một thánh lễ đang diễn ra. Chúng tôi đã tìm hiểu xung quanh nhà thờ, vào trong nhà thờ và đã gặp gỡ một số linh mục, giáo dân cũng như một số khách đang hành hương thăm quan nhà thờ.

Thánh lễ đang diễn ra với hàng trăm người tham dự, Cung thánh sơn son thiếp vàng rất ấm cúng, đượm màu thời gian.

Ân tượng đầu tiên của tôi là ngôi nhà thờ đầu tiên của giáo phận Bùi Chu được xây dựng từ 1885 rất bề thế. Nhà thờ được xây dựng bởi Đức giám mục Wenceslao Onate Thuận với chiều dài 78m, rộng 22m, cao 15m. Giáo xứ được thành lập từ năm 1670.

Theo tìm hiểu chúng tôi được biết Giáo phận Bùi Chu dự tính dỡ bỏ nhà thờ này để xây dựng một nhà thờ mới, với cấu trúc tương tự như thế nhưng to hơn, rộng hơn ngay tại vị trí đất đó. Theo một linh mục cho biết thì nhà thờ hiện tại đã xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn tường nứt nẻ, cột lim trong nhà thờ đã bị mục, nền nhà thờ thấp... Nhà thờ có thể sập bất cứ lúc nào và để an toàn cho giáo dân thì nên xây mới. Quyết định này đã được hội đồng linh mục, bàn bạc nhiều lần, bỏ phiếu thông qua, đã chuẩn bị vật tư vật liệu và mô hình nhà thờ mới cũng được thiết kế.

Mảnh đất trong khu vực ô vàng là đã được mua lại của các hộ dân, cho thể dùng cho việc xây dựng nhà thờ mới

Đi sâu hơn tìm hiểu, trực tiếp gặp một số Chủng sinh và một vị linh mục cao trọng mà chúng tôi cho rằng có viễn kiến đang phục vụ trong Toà giám mục Bùi Chu, chúng tôi lại được nghe câu chuyện khác. Theo vị linh mục này thì Nhà thờ là một kiến trúc độc đáo, một bảo vật có giá trị tầm cỡ quốc gia, gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng dân cư vùng châu thổ Sông Hồng. Ngôi thánh đường này vẫn có kết cấu rất vững chắc, trải qua rất nhiều cơn bão lớn nhưng vẫn đứng vững. Mặc dù hiện tại có những vết nứt nẻ ở các góc tường (nhìn mắt thường thì nhiều năm nay vẫn không dãn ra). Một số cột cũng bị hỏng, mái nhà thờ có kết cấu nặng...tuy nhiên những điều này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu trùng tu. 

Với kiến thức và hiểu biết sâu rộng cuả mình, vị linh mục này cho biết giờ đây đã có rất nhiều công nghệ trùng tu mới hiện đại, nếu được áp dụng thì có thể kéo dài tuổi thọ nhà thờ, để lại cho thế hệ mai sau một giá trị tuyệt vời của Cha Ông và sẽ tăng dần theo thời gian.

Nói chuyện với giáo dân chúng tôi được biết kiến trúc cổ đẹp đẽ này gắn liền với những ngày đầu gian khó, những ký ức thương qua nhiều thời kỳ, với nhiều thế hệ giáo dân. Giáo dân và Linh mục còn nhắc tới ngôi nhà thờ đổ ở Xã Hải Lý, giờ chỉ còn một tháp chuông nhưng vẫn thu hút được nhiều du khách thập phương. Sự yêu thương gắn bó với Giáo hội thường đến từ việc chăm chút gìn giữ theo thời gian chứ không phải "đùng một cái đẻ ra trong từng – triều đại". 

Trả lời cho chúng tôi về giải pháp làm sao để giáo dân tiếp tục có nơi rộng rãi, an toàn để thờ phượng. Vị linh mục đã mở bản đồ chỉ cho chúng tôi thửa đất phía sau đài Đức Mẹ, đối xứng với Nhà thờ hiện tại. Miếng đất này hình chữ nhật có chiều dài tới 200m, chiều rộng gần 100m và đã được đền bù thành "đất sạch". Như vậy đã có quỹ đất hoàn toàn đáp ứng việc xây dựng một ngôi thánh đường mới. Nếu theo phương án xây mới này thì chúng ta sẽ có một Nhà thờ đủ rộng và an toàn cho toàn bộ cộng đoàn, đồng thời vẫn giữ được ngôi thánh đường lịch sử 134 năm tuổi. 

Khi hỏi thăm cả linh mục và giáo dân về Quyết định dỡ bỏ và xây dựng, nhiều ý kiến cũng cho biết dù rất nhiều linh mục muốn giữ lại nhưng “có thể vì đức vâng lời” hoặc vì “dĩ hoà vi quý” mà đã chấp nhận hoặc không dám bày tỏ thẳng thắn ý kiến của mình.


Chiều Chúa Nhật 5/5/2019. Thật bình yên bên một tháp chuông đẹp, có đồng hồ đã gõ chuông thánh thót gần trăm năm, nhắc nhờ giáo dân đến với Chúa sáng chiều.

Mặc dù được biết rằng việc xây mới đã được chuẩn bị công phu nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể lắng nghe thêm các ý kiến và tạm hoãn việc phá dỡ trong những ngày tới để chờ sự đánh giá lại toàn diện của các nhà chuyên môn, của Viện bảo tồn di tích. 
Đây là một vấn đề rất tế nhị mà tôi nghĩ Nhà nước không thể nhảy vào và căn cứ theo Luật Di sản để can thiệp vì đã từng xảy ra như trường hợp Phát Diệm, Họ cấp chứng nhận di tích và sau đó lại định đặt barrier để thu vé, Giáo hội công giáo không thể chấp nhận chuyện đó, nhà thờ là Nhà chung, cho tất cả mọi người, không thể áp dụng việc quản lý của Nhà nước theo luật di tích. 
Cá nhân tôi kính đề nghị các Đấng bậc bằng cách nào đó “nghe lại” ý kiến của Linh Mục Đoàn một cách thẳng thắn, dân chủ và tự do, thì bằng trình độ, viễn kiến và lòng yêu mến Giáo Hội các Ngài có thể có một quyết định tốt nhất, phù hợp với hiện tại và mai sau.

Mô hình nhà thờ mới sẽ được xây dựng tại vị trí đang là nhà thờ cũ. 

Theo tôi phương án vẫn giữ lại nhà thờ và xây mới trên mảnh đất đối diện là tốt đẹp nhất. Tại nhiều di tích trên thế giới, bên cạnh những công trình đồ sộ, thường có một ngôi nhà thờ cũ được bảo tồn, và nơi đó, giờ đây lại là điểm thu hút khách và giáo dân đến nhiều hơn.

KẺ ĐI SĂN VÀ NGỪOI ĐI SĂN ĐỀU LÀ TỘI ĐỒ

KẺ ĐI SĂN VÀ CON MỒI ĐỀU LÀ TỘI ĐỒ


Hôm qua tôi có đưa một status về vụ AVG và nỗ lực của Tổng Tịch trong việc tìm bắt công chúa để săn con mồi 3X. Thế nhưng không chỉ có con mồi là thủ phạm mà kẻ đi săn cũng là một tội đồ lớn hơn nhiều. 
Vụ việc này lần đầu tiên tôi đưa ra và có tính pháp lý quốc tế, vượt xa câu chuyện Trịnh Vĩnh Bình. Đó sẽ là một thoả thuận đền bù kinh khủng, vượt quá mọi sự chịu đựng của những người dân nghèo hằng ngày đóng thuế trên khắp đất nước đau thương này. Vụ việc này có thể phải đền tối đa đến 7 tỷ đô la mà thủ phạm là kẻ đang đi săn 3X. 

CÂU CHUYỆN CỦA REPSOL TÂY BAN NHA 
Tháng 3/2018 Việt Nam quyết định dừng dự án thăm dò khí đốt với hãng Repsol của Tây Ban Nha tại lô 136/03 thuộc Bãi Cạn Tư Chính do áp lực của Trung Quốc sau đó dừng tiếp một dự án tại Lô 07/3 nơi mà Công ty Repsol vừa mới thăm dò được trữ lượng có đến 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas. 
Ai đã ra quyết định dừng ? 
Tổng tịch là người chịu trách nhiệm chính trong vụ việc nhượng bộ Trung Quốc để ép buộc Repsol rút dự án tiềm năng mà họ đã đầu tư đến 300 triệu USD theo các hiệp định đầu tư rất bài bản, theo luật pháp quốc tế và có sự bảo lãnh của các tập đoàn bảo lãnh tín dụng quốc tế. 
Phía công ty của Tây Ban Nha cũng đã lập một dự toán kinh tế chứng tỏ rằng họ có thể có doanh thu hàng tỷ USD từ việc thăm dò khi thấy một trữ lượng lớn dầu và khí như vậy. Tuy nhiên, khi Trung Quốc triển khai dàn khoan HYSY-760 cùng hơn 40 tàu hải giám tới khu vực, gây áp lực quanh khu vực mỏ Cá Rồng Đỏ thì Bộ chính trị đã chỉ đạo phải dừng lại.
Ai chủ toạ phiên họp của Bộ Chính trị để quyết định việc đuổi Repsol chắc mọi người đều biết. Và kết quả là Repsol phải ra đi khỏi lô khai thác dầu khí này, trong khi rõ ràng nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 
Việc cho ngưng dự án khi các giếng khoan đang hoàn toàn tốt và triển vọng kinh tế là vô cùng sáng sủa, đặt ra một tiền lệ hết sức nguy hiểm cho chúng ta: Nó mặc nhiên ghi nhận quyền lực của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đồng thời phải đền tiền. Và đền tiền cho Repsol là việc mà nhân dân đang đói khổ của chúng ta phải đau xót. Đó cũng là động lực để tôi viết bài này. 

REPSOL ĐÒI BAO NHIÊU ? 
Công ty Repsol có 51,75% cổ phần trong dự án Cá Rồng Đỏ và đã thuê dàn khoan trị gía 473 Triệu USD để khoan khai thác. Dự kiến đầu năm 2019 sẽ bắt đầu thương mại hoá và đạt doanh thu đến hàng tỷ USD. Dự án Cá rồng đỏ này có thể sản xuất lên đến 30.000 thùng dầu/ngày và 60 triệu lít khí/ngày. Trữ lượng khai thác có thể kéo dài đến hàng chục năm. Tổng thiệt hại của REPSOL cho đến khi Bộ chính trị Việt Nam buộc phải rút đi là khoảng 300 triệu USD. 
Các bạn thử tưởng tượng: Nếu như vụ Trịnh Vĩnh Bình, thay vì chỉ phải trả 15 triệu USD như thoả thuận tại Singapore bây giờ số tiền ông Trịnh Vĩnh Bình đòi đã lên 1,2 tỷ USD thì REPSOL đã thiệt hại đến 300 triệu USD, họ sẽ đòi bao nhiêu ? . 
Thưa: Họ đang đòi 7 tỷ USD. Và tất nhiên người giữ chức “Tổng thư ký –General Secretary” của Bộ Chính Trị khi tổ chức cuộc họp chỉ đạo “phải rút” là người chịu trách nhiệm chính. Hiện nay chính phủ đã gần như chấp nhận phương án đền bù ban đầu là 1 tỷ USD mặc dầu câu chuyện chưa kết thúc. Mọi việc vẫn đang trong vòng bí mật vì những cam kết kinh tế và vì cả tính chất chính trị của vấn đề. 
Điều tệ hại hơn, nó mặc nhiên chấp nhận một sự thật là giặc ngoại xâm đã có quyền trên “Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt nam”. Một bằng chứng thực tế “De facto evidence” về thẩm quyền của Trung Quốc đã được Bộ chính trị Việt Nam thừa nhận, sẽ ngăn cản tất cả các nỗ lực pháp lý để kiện đường 9 đoạn của Trung Quốc trong tương lai. Đó cũng là lý do Việt nam không kiện Trung Quốc như Philippine đã làm. 

NẾU LÀ 3X CÒN THÌ SẼ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO ? 
Hoa Mai là tên của lực lượng đặc công nước, thuộc Lữ đoàn 5 nổi tiếng của Việt Nam. Với trụ sở tại Ninh Thuân, lực lượng này của Việt Nam được coi là thiện chiến nhất vùng Đông Nam Á. Lữ đoàn Đặc Công nước đã từng nổi tiếng với những vụ đánh “Rừng Sác”, “Soài Rạp”. Đặc biệt có trận đánh nhà máy lọc dầu ở cảng Kangpong Som (Sihanoukville) đầy táo bạo, cảm tử mà có thế áp dụng vào trong vụ “Cá rồng đỏ” nếu muốn. Họ thuộc lòng khu vực Bãi cạn và Quần đảo Trường Sa như lòng bàn tay. 
Có nguồn tin thân cận nói rằng, nếu còn 3X họp trong BCT thì rất có thể lực lượng Hoa Mai đã được tung ra: Người nhái sẽ nhoài người, “Bóng” sẽ nổi khắp nơi quanh khu vực 40 tàu Hải giám của Trung Quốc, máy bay SU22, SU27, thậm chí SU30 sẽ được nạp nhiên liệu và sẽ có một cuộc lên gân đủ mạnh để buộc Trung Quốc phải xem xét lại yêu cầu của mình. 
Lúc đó Trung Quốc đang run vì họ là kẻ đi xâm lược, kẻ đưa ra yêu sách ngạo ngược. Họ là lực lượng phi nghĩa còn Việt Nam có đầy đủ tính chính nghĩa. Thời điểm đó Hoa Kỳ cũng sẵn sàng can thiệp cho Việt Nam ở mức độ đủ mạnh do trước và sau đó đều có những chuyến thăm của Tuần Duyên Hạm Đội 7 đến Cam Ranh và những cam kết hợp tác còn tươi rói mùi mực. 
Tổng tịch là kẻ đi săn đang săn con mồi “công chúa” và muốn xướng tên “người tử tế” như là một tội đồ tham nhũng. Tuy nhiên, ở một chiều kích khác, Kẻ đi săn cũng là một tội đồ lớn hơn khi để thất thoát hàng tỷ USD và sẽ còn nhiều tỷ vì một quyết định non nớt, đầy sợ hãi nhằm bảo vệ quyền lực mong manh của mình. 
Vâng chỉ có nhân dân là người đang chịu đau khổ, thiệt thòi nhất khi hàng ngày tiếp tục bị bóc lột bởi giá xăng, giá điện tăng cao để đền tiền. Thế nhưng cũng chính Nhân dân mới là người đi săn đích thực. Sẽ đến lúc quyền lực của Nhân dân được thực thi và bất cứ kẻ nào làm hại cho đất nước đều phải trả giá.