Wednesday, July 29, 2009

TÁC PHẨM DỞ DANG - TA CÁM ƠN NHÀ TÙ


Sau đây là phần trích đoạn một tác phẩm đang viết dở. Cám ơn một thời gian ngắn trong tù đã cho tôi cảm xúc để hình thành lên một tác phẩm. Trước hết là viết cho riêng mình, cho dòng họ mình, cho đất nước và quê hương mình. Tác phẩm dành cho tôi, cho gia đình tôi, cho dòng tộc tôi, cho bạn bè và tổ quốc tôi. Một tổ quốc chưa bao giờ hết chia ly !

----------o0o-------------

"- Ai thua ? Dũng nhổm người lên, chống tay lên bàn nhìn thẳng và hỏi
- Không ai. Nhưng mày là người chiến thắng.

Dũng trầm ngâm “Tao thắng vì máu ông tao đã chảy”

- Dưới cái đũng quần.
- Phét.

Họ im lặng

- Những năm tháng giả dối đã qua rồi. Dũng vừa co chân lên ghế vừa nói.
- Nhưng máu anh tao là thật.
- Thế của người khác là nước lã à ?
- Vậy ai nói dối ai ?
- Không ai cả. Dũng dằn từng tiếng. Thôi.

Đêm !

Ly cà phê đắng nghét nơi miệng Nam. Trước mặt là một người cộng sản, một tri thức được đào tạo tại Hà Nội, nơi chỉ nghe đến tên đã làm Nam cảm thấy cay ghét. Trước khi là người cộng sản, nó là con của người em bố Nam. Trước khi cuộc tranh luận này đi vào chủ đề chính trị, nó gọi hắn bằng em. Em gái Nam trở mình nói khẽ:

- Hai anh vào đi ngủ đi !.
- Cứ để mặc bọn anh - Dũng nhắc lại.
- Để các anh đánh nhau à

Dưới nhà, vọng lên tiếng thở dài nặng nhọc của Ông Bác liệt chân - kết quả của việc bị một du kích cộng quân đột nhập vào nhà năm 1968. Nhà của một trưởng ty chiêu hồi thuộc Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, có trong danh sách những kẻ tay sai, bị đánh lựu đạn, kẻ tiếp tay cho vụ khủng bố lại là một người quê ở Quảng Nam giúp việc trong chính nhà Ông. Vợ chết, ông sống sót nhưng chân trái, sau 2 lần mổ đã teo dần và coi như là liệt hẳn từ năm 1975. Năm 1973 ông mới nghỉ sở hẳn, nhưng kể từ lần gia đình bị tấn công, ngay giữa lòng thành Phố Sài Gòn, ông trở nên vô dụng. Chuyên gia tâm lý chiến và chiêu hồi không còn dụ được người nào từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để trở về với chính nghĩa quốc gia. Từ ngày người con trai đầu đẹp trai 23 tuổi là sỹ quan của Ông không còn nữa, Ông đâm ra nghiện ngập. Ông hận cả Mỹ, cả chính quyền Thiệu và tất nhiên cả Cộng sản. Ông chuyển gia đình về Vũng tàu cuối năm 1973. Nhưng rồi, từ sau năm 1975, Vũng Tàu cũng không phải là nơi Ông có thể trú chân được lâu. Những năm tháng làm quan trong chế độ Miền Nam, vàng được đong bằng ống bơ, giờ cứ lần lượt ra đi cho những người mới tiếp quản. Đừng tưởng là ông trốn được quá khứ, bốn mươi cây vàng cho một chỗ yên thân tại vùng bán sơn địa Bà Rịa heo hút cách thành phố Vũng tau 30 km cũng không làm cho ông yên thân được. Nhiều lần Ông tự hỏi, cuộc đời mình sao mạt vận thế. Vừa sợ ông lại vừa muốn tìm hiểu. Ông mong muốn được nhìn thấy anh em mình, nhìn thấy những người phía bên kia chiến tuyến, Những người đã làm cho Ông trở nên vinh quang và đau khổ cùng cực. Nhờ chiêu hồi được hơn 200 hàng binh mà ông đã từng được Tổng thống khen thưởng và TV đưa tin tung hô là yêu nước, là có công vĩ đại. Cũng vì họ mà vợ con ông đã chết. Có lẽ không phải vì họ, mà vì cuộc chiến tranh này. Họ là ai ?. Có phải đó là đứa cháu đã đi suốt 5 ngày đường, cầm tấm bằng đại học tốt nghiệp ở Hà Nội, mặc chiếc áo màu trắng thư sinh đến tìm mình sáng nay không ?. Nó đấy ư ? Anh em nhà mình đó ư ? Những người cộng sản ư ? Nó gọi mình bằng Bác".

Monday, July 27, 2009

HÃY TRẢ TỰ DO CHO SINH VIÊN THỐNG


HỘI SINH VIÊN CÔNG GIÁO TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI

THÔNG BÁO KHẨN
(Về việc chính quyền tỉnh Quảng Bình bắt giữ sinh viên Giuse Nguyễn Văn Thống)

Kính gửi: Tất cả các bạn sinh viên Công giáo

Chúng tôi, Ban đại diện của Sinh viên Công giáo Tổng Gíao Phận Hà Nội, xin thông báo khẩn như sau:

1 Anh Sinh viên Giuse Nguyễn Văn Thống, Trưởng ban đại diện của Sinh Viên Công giáo Địa Phận Vinh Tại Hà Nội đã bị bắt. Anh Thống quê quán tại giáo Họ Thượng Thôn, Xứ Trang Nứa, Hạt Xã Đoài – Địa Phận Vinh – Đang là sinh viên ở Hà Nội. Khi thấy anh chị em Tam Tòa bị bách hại, Anh Thống trên đường từ Huế về Hà Nội đã dừng lại ở Đồng Hới để chứng kiến và góp lời cầu nguyện với những giáo dân Tam Tòa. Ngày 26/7/2009 công an đã đến nhà chị Nguyễn Thị Yên thuộc giáo xứ Tam Tòa bắt anh đi. Anh đã bị đánh đập, bị bỏ đói và hiện đang bị giam giữ tại Công An Thành Phố Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình.

2 Anh Giuse Nguyễn Văn Thống là một người đạo đức và yêu nước. Anh có lòng nhiệt thành với những sinh hoạt của sinh viên và tình yêu sâu sắc với Giáo Hội Việt Nam. Trong suốt quá trình làm trưởng nhóm sinh viên Công giáo Vinh, Anh đã hết lòng hy sinh, luôn luôn ân cần, giúp đỡ các bạn sinh viên. Anh cũng là người ôn hòa và khiêm tốn nhưng rất cương quyết bảo vệ lẽ phải, bảo vệ công lý và sự thật.

3 Thay mặt Sinh Viên Công giáo Tổng giáo phận Hà Nội, Chúng tôi đưa ra thông báo khẩn này kêu gọi toàn thể các bạn sinh viên được biết và hợp ý cầu nguyện cho người anh em của chúng ta đang bị bắt giữ và đánh đập vì đã tỏ lòng thương và tình hiệp thông với những giáo dân Tam Tòa, đồng thời yêu cầu chính quyền Tỉnh Quảng Bình phải trả tự do ngay cho Anh Giuse Nguyễn Văn Thống.

Chúng tôi xin kính báo !
Hà Nôi, ngày 27 tháng 7 năm 2009

T/M BAN ĐẠI DIỆN
TRƯỞNG HỘI: GIUSE NGUYỄN TIẾN ĐẠT
Chị Liên: Phó nhóm SVCG Vinh
Anh Tỉnh: Trưởng nhóm SVCG Bùi Chu
Anh Trung: Trưởng nhóm SVCG Nam Định
Anh Thọ: Trưởng nhóm SVCG Hải Hà
Anh Giang: Trưởng nhóm SVCG Bắc Ninh
Quang Anh: Trưởng nhóm SVCG Thanh Hóa
Anh Thuận: Trưởng nhóm SVCG Nông Nghiệp
Anh Chuyên: Trưởng nhóm SVCG Công Nghiệp
Anh Tiền: Trưởng nhóm SVCG Thạch Bích
Anh Tiến: Trưởng nhóm SVCG Phát Diệm
Anh Tuân: Trưởng nhóm SVCG Hà Nam
Chị Thảo: Trưởng nhóm SVCG Hưng Hóa
Anh Long: Trưởng nhóm SVCG Thái Bình
Anh Chính: Trưởng nhóm SVCG Lạng Sơn - Cao Bằng

Monday, July 20, 2009

SINH NHẬT


Mình sắp bước sang tuổi 39. Đã trải qua đấu tranh và khó nhọc, thế nhưng đọc một bài viết trên Blog của một người quen mà thấy khá ngậm ngùi và lại tự hỏi mình thực sự đã làm hết mình cho tổ quốc, quê hương hay chưa ! Xin copy lại đây để anh em cùng được đọc:
-------------------------

SINH NHẬT LÂN THỨ 30 - TỪ BLOG MẸ NẤM

Tuổi 30, chỉ có một lần trong đời.
Và tôi mừng sinh nhật bằng đêm trắng, nước mắt rơi.

Nhìn vào mắt những người thân, tôi thấy hổ thẹn vì mình khiến mọi người lo sợ, và tôi thấy ngạt thở vì áp lực gia đình. Mọi người lo lắng cho tôi, cho cuộc sống và cho con tôi. Chính vì lo lắng nên mọi người nhìn tôi như một tội phạm.

Tôi đã phạm tội gì?

Tuổi 30, chỉ có một lần trong đời.
Và tôi, không muốn con tôi lớn lên bằng câu hỏi "tại sao mẹ biết mà không nói? tại sao mẹ biết mà không làm gì?" hay "tại sao mẹ chỉ nói mà không làm gì để thay đổi?". Nó cay đắng và chua xót như niềm tin của tôi vỡ vụn ở tuổi 24. Tôi không muốn lặp lại điều đó, hoàn toàn không muốn.

Tuổi 30, chỉ có một lần trong đời.
Tôi mơ ước một lần được nói, được sống, được bày tỏ suy nghĩ. Tôi khát khao được thấy một cuộc sống bình thường giản dị của những người thân xung quanh mình, có nhà cửa, có công ăn việc làm, có lý tưởng và giấc mơ để theo đuổi.

Tuổi 30, có nhiều lo toan và vất vả với con cái.
Tôi muốn dành thời gian cho một khoảng trời tuổi thơ trong trẻo của con gái. Không học thuộc lòng, không kiểu mẫu, không bị đe nẹt và tra tấn, không bị nhồi sọ để học kính yêu một người xa lơ xa lắc nào đó mà không phải là ông, bà, cha mẹ mình.

Tuổi 30, khác với tuổi 29.
Tôi nhận ra rằng, thà thắp lên một ngọn lửa, còn hơn ngồi nguyền rủa bóng đêm. Bạn tôi nói : "Bạn ơi, bạn còn non nớt với chính trị lắm. Cái thể chế này chỉ thay đổi trong vòng 20, 30 năm nữa mà thôi."
Chẳng phải những người đi trước cũng đã từng ngồi và mơ hồ về một tương lai ở 20, 30 năm nữa đó sao?? Rồi tất cả đã chẳng có gì thay đổi?

Ta lại làm nô lệ cho chính suy nghĩ của mình trong 20, 30 năm nữa hay sao bạn??? Đến lúc 40, 50 tuổi ngồi nghĩ lại, thì tôi và bạn liệu có thấy tiếc nuối những tháng ngày tươi trẻ, đầy hoài bão hôm nay không?
Tôi tin chắc chắn là, có!

Bạn không trả lời được câu hỏi "Vậy liệu mình nên làm gì nếu sự bất công đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới mình?"

Bạn trả lời tôi bằng một câu trả lời mở : Bất công thì ở đâu mà chả có, phải chịu thôi!

Tôi không cam chịu như thế.
Tôi không theo đuổi một lý tưởng cao đẹp như các bạn từng theo đuổi. Nhưng tôi cũng không cho phép mình thả tay bất lực. Chỉ cần bạn nghĩ, mình không nói, ai sẽ nói??? Chỉ cần tự bạn trả lời được câu hỏi đó, là bạn đã nhận ra rằng, bánh xe lịch sử nó không tự chuyển động đâu bạn ạ.

Tuổi 30, tôi nhận ra minh phải có trách nhiệm với tình thương yêu của gia đình, và nhận ra sự ràng buộc của tình thương đó. Yêu quá, thương quá, lo lắng quá khiến nó mụ mị và tạo ra áp lực.

Tuổi 30, tôi đủ dũng khí để nhìn thẳng vào mắt người đối diện và hỏi : "Anh kiếm ai??". Phàm đã làm một con người, nếu không đi thẳng lưng và nhìn thẳng vào mắt người đối diện, thì hẳn anh chỉ là một con - người đang tiến hóa.

Tuổi 30, tôi cầu xin sự khôn ngoan của loài rắn sẽ hiện diện với mình.
Tuổi 30, tuổi chỉ có một lần trong đời, nên tôi cầu xin sự an bình và sức khỏe với gia đình, nhất là với Mẹ.

Tuổi 30, tôi chỉ có một ước nguyện, là Mẹ hiểu và tin tưởng rằng tôi đúng, tôi luôn luôn đúng, cho dù ai có nghĩ gì đi nữa.

Tôi hôm nay tuổi 30!

Sunday, July 19, 2009

THƠ RU CON TẶNG MẸ -Phạm Thiên Thư



Thế là Thái Hà đã được gần 6 tháng. Các bài hát ru ngắn quen thuộc của Mẹ Hiền đã được đem ra sử dụng hết. Bố có mỗi một bài tủ là chuyện Kiều khi nào cũng đem ra dụng võ. Nhưng có vẻ baby không còn thích nội dung loạn lạc và bất ổn của thời đó ngụy trang dưới dạng vẻ rất "ổn định" "vững vàng" bằng những câu đầu như:

"Rằng Năm Gia Tĩnh triều Minh
Bốn Phương phẳng lặng hai kinh vững vàng"

Thế nhưng cũng có bao nhiều điều khổ ải xảy ra với Kiều, Có Tú Bà, Mã Giám Sinh, Có cả bạo loạn của Từ Hải.. May thay người Thầy- Người bạn là Tiến Sỹ. Nguyễn Aí Học giới thiệu cho một bài thơ của Phạm Thiên Thư, Bố in về coi như là lời dặn dò, lời ru cho cả hai mẹ con. Càng ru con, càng thấy bài thơ rất hay, xin post để mọi người cùng thưởng lãm:

LỜI RU ĐÔNG PHƯƠNG

Phạm Thiên Thư

Ru con bằng vòng tay ấm

Cho con âu yếm dịu dàng
Ru con bằng dòng sữa thơm
Cho con biết tình biết ơn
Ru con bằng câu hát ngắn
Cho con mến nhạc và thơ
Ru con bằng mây bằng gió
Cho con lòng chẳng vực bờ
Ru con bằng non bằng đá
Như con giãi nắng dầu mưa

Dạy con không oán không thù
Ru con bằng hoa bằng cỏ
Kết trăng sao làm nôi thơ
Cho mười phương làm máu mủ
Mai sau chẳng sớm bơ vơ.

Tim em là vừng đông sớm
Cho muôn dòng máu căng hồng
Lời ru em dài mật đượm
Cho đời con ngát mười phương

Mắt em là viền nhật nguyệt
Đưa con vào lẽ chân thường
Môi em là hoa vi diệu
Cho hồn con mở chiêu dương
Cho đời chẳng còn chia biệt
Cho đời thường giữa vô thường

Em nhớ ru cho con biết
Đường trần như áng mây vương
Em nhớ ru cho con biết
Yêu thương là tiếng đầu lòng
Tâm con là trời vô hạn
Tình yêu là cõi địa đường
Tiếng ru ngàn năm tha thiết

Khơi nên mạch sống Đông phương