Monday, November 27, 2006
ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ CHÍNH TRỊ CHÂN CHÍNH
Với tâm hồn hướng thượng và khả năng hùng biện xuất chúng, nhà chính trị chân chính phải có những khả năng quản trị thiên bẩm và sự sửa mình đầy lý trí, vì họ là những người làm nên lịch sử.
Là nhà chính trị chân chính, bạn phải biết dẫn dắt thiên hạ đến thái bình và đem lại vinh quang cho tổ quốc mà bạn phụng sự. Bạn phải có tầm nhìn chiến lược và quyết tâm cao, biết chạy hết quãng đường và giữ vững niềm tin; biết hy sinh một trận đấu để thắng cả một cuộc chiến; can đảm gánh vác những trách nhiệm lớn lao; giữ tấm lòng son và không phụ lòng lịch sử !
Làm nhà chính trị là bạn dấn thân cho một cuộc đấu cao đẹp. Bạn cam kết bước vào một sân chơi với tất cả phương tiện và thủ đoạn. Nhưng luôn luôn phải có lòng tin sắt son vào chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, của đạo đức đối với tội lỗi, của yêu thương đối với hận thù, của dân chủ tự do đối với độc tài, toàn trị.
Là nhà chính trị thao lược, bạn phải có tài tổ chức, biết thu phục lòng người và dụng nhân như dụng mộc; biết đào tạo một thế hệ tương lai đủ bản lĩnh và tính tiên phong; biết nghiêm khắc nhận lỗi và can đảm tha thứ. Bạn phải dũng mạnh mà không uỷ mị; không tàn bạo, dã man mà bao dung, chu đáo; không chần chừ mà nhanh chóng, không hấp tấp mà cẩn trọng.
Là nhà chính trị chân chính, bạn phải hiểu được những khả năng lớn lao của con người nhưng cũng luôn ý thức được vị trí nhỏ nhoi của mình trước Tạo Hoá; cảm được những khúc quanh của lịch sử nhưng cũng hiểu được cả quá trình phát triển dài lâu của loài người trong vũ trụ mênh mông.
Là nhà chính trị chân chính, bạn phải chịu đựng bao xót xa dằn vặt, từ bỏ những ham muốn đời thường để lo cho lợi ích của quốc dân; Bạn phải bền bỉ làm việc và kiên gan vượt qua tất cả. Những ngày mệt nhọc, những đêm dài thức trắng, những ánh mắt thâm quầng và tóc bạn có thể bạc trắng sau một đêm nhưng không làm cho tinh thần bạc nhược.
Là nhà chính trị chân chính, mắt của bạn rực cháy chân lý khi nhìn kẻ thù và nhỏ lệ xót thương cho những người dân đau khổ. Bạn có tầm nhìn vĩ mô nhưng thành thục những điều vi mô nhất. Bạn không chỉ hội tụ khả năng của một nhà cách mạng mà còn cả khả năng lãnh đạo và lắng nghe. Bạn có thể lắng nghe tất cả nhưng không nghe gì cả và ngược lại như không nghe gì cả nhưng bạn đang lắng nghe tất cả.
Là nhà chính trị chân chính, sự trung thành cột chặt với những hành vi của lý trí. Vượt lên trên những cảm xúc cá nhân là suy nghĩ thấu đáo về tình đồng chí, tình bằng hữu. Vượt lên trên tình chiến hữu, tình gia đình là tình yêu tổ quốc quê hương, là nghĩa vụ với những di sản của thế hệ trước và tiền đồ của thế hệ mai sau.
Là nhà chính trị chân chính, Bạn có thể gục ngã một cách bất công trên đường đi tìm công lý và tự do nhưng công lý, tự do, ấm no và hạnh phúc cho đồng bào là điều bạn cần khắc cốt ghi tâm. Đó là điều mà trước, trong và sau khi chết nó hằng tồn tại với linh hồn bất tử của bạn như một định mệnh vinh quang mà thượng đế đã trao tặng.
Là nhà lãnh đạo chân chính, Bạn phải xem tất cả quyền lực chính trị là phương tiện để phục vụ muôn dân và phải biết rời bỏ nó ngay lập tức khi nó phản bội lại những mục tiêu trong sáng của con người.
Là nhà chính trị chân chính bạn luôn phải nhớ câu “ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ” và phải hiểu từ trong sâu thẳm một cách khiêm nhường lời của sử gia Tư Mã Thiên rằng : “Lập Danh là cái cao nhất của đức hạnh”.
Luật sư. Lê Quốc Quân
Dưới chân đài tưởng niệm Abraham Lincoln
Washington DC - Cuối thu 2006
Saturday, November 25, 2006
TIẾNG HÁT CỦA NGƯỜI ĐIÊN - PHẦN 3
Bà ăn xin vuốt mắt cho người điên. Đứa cháu 10 tuổi, công dân thứ 4 của cái chợ quê nghèo này, bật khóc nức nở. Chiều ngày hôm sau, cái xác vô thừa nhận đó được một tay xã đội trưởng chỉ huy 2 người khác mang bó chiếu lấp vội vào nghĩa trang sau chợ. Không ai biết người đó là ai trừ bà cụ ăn xin. Đó chính là Nguyễn Phương Liên, con cụ Hàn minh, một trong những người giàu nhất bắc trung bộ thời kỳ pháp thuộc. Cô Phương Liên chết đi lúc vừa tròn 50 tuổi, Cuộc đời cô, sinh ra trong vinh quang và phú quý, đã yêu đến cháy lòng, đã nhớ thương chờ đợi khao khát hơn 30 năm. Bà chết đi trong đau khổ và cô đơn. Cuộc đời cô nửa đầu tỉnh táo nửa sau điên. Cô bị đánh đập, bị tàn phế cả thể xác lẫn tinh thần và chết trong một chiều thu đầy mưa gió ở một cái chợ quê nghèo thuộc huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
TIẾNG HÁT CỦA CON ĐIÊN - PHẦN 2
Tiếng hát huyền diệu của một người điên biết mình sắp chết cất lên làm tất cả trở nên như ngây như dại. Gío như ngừng thổi và chim trên cành ngừng hót. Không gian im ắng một cách lạ lùng. Lời bài hát bay lên cao, chui xuống sâu, thu lại và phồng ra, lúc đẹp một cách huyền diệu như đi trong cung điện Sistine lúc mênh mang rộng lớn trải dài như chạy theo những thảm cỏ đẹp của các sân gôn 36 lỗ trên vách đá cạnh bờ biển. Giọng hát là lời của thánh ca và của dân cày, xen giữa hàn lâm và trần tục, có âm hưởng của thính phòng và dân ca. Nhưng vượt lên trên hết là giai điệu thiết tha với sự sống, khát khao cháy bỏng về một tình yêu. Một tình yêu trinh trắng hoàn mỹ theo tất cả các nghĩa đẹp nhất của từ này. Con điên hát về chính cuộc đời của nó. Những giai điệu ngây thơ trong trắng của nghĩa binh công giáo xen lẫn những trải nghiệm đau thương, sự giàu có của một danh gia vọng tộc và nghiệt ngã như cái đói rét đến chết người đang kề cận. Tiếng hát của những phút giây cực kỳ đau khổ và hạnh phúc. Tiếng hát của trinh tiết giữ gìn cho người yêu bị xé rách bằng một cuộc hãm hiếp khiếp đảm. Tiếng hát ngập tràn hang hốc của nhà tù trong 10 năm và cao sang của sự thánh thiện thiền định. Đó là tiếng hát của sự điên rồ trong cực lạc. Tiếng hát khi hân hoan, lan toả mọi ngõ ngách, réo rắt đem tin vui đến cho cuộc đời. Tiếng hát khi cùng cực bi ai, ngập tràn trong rét mướt và đau đáu cô đơn, trải sầu thảm muôn lối. Tiếng hát của người điên đã đưa 2 bà cháu ăn xin đến gần, bà cụ ăn xin ngồi xuống bên cạnh, lắng nghe trọn bản trường ca cuộc đời của người điên qua tiếng hát, bản trường ca mà bà đã lõm bõm thuộc đôi đoạn. Tiếng hát đó là lời kể về chính cuộc đời kẻ điên. 20 năm nay tiếng hát này đã nuôi sống người điên này, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng và nhiều lần đã giúp bà cháu ăn xin có cái ăn, tiếng hát đang từ từ chết. Giống như con chim hoạ mi trong Tiếng chim hót trong bụi mận gai của Colin Maccolau, hơi thở người điên từ từ tan dần trong tiếng hát. Các Thiên thần đến rước linh hồn người đi.
THE FIRST THANKSGIVING
"Our harvest being gotten in, our governor sent four men on fowling, that so we might after a special manner rejoice together after we had gathered the fruit of our labors. They four in one day killed as much fowl as, with a little help beside, served the company almost a week. At which time, amongst other recreations, we exercised our arms, Many of the Indians coming amongst us, and among the rest their greatest King Massasoit, with some ninety men, whom for three days we entertained and feasted, and they went out and killed five deer, which they brought to the plantation and bestowed on our governor, and upon the captain and others. And although it be not always so plentiful as it was this time with us, yet by the goodness of God, we are so far from want that we often wish you partakers of our plenty."
Much of the information we have about the feast, and this period in the lives of these people, is the result of research conducted by the staff at Plimoth Plantation, the living museum in Plymouth, Massachusetts, that re-creates the lives of the Pilgrims with Mayflower II, the 1627 Pilgrim Village, and a native homesite. From this research we know about the foods and recipes that would have been available to them, and from two first hand accounts(the second was written by William Bradford, Governor of the colony for 33 years, and can be read in Of Plymouth Plantation 1620-1647), we have a good idea of how the village looked, what the colonists wore, how they spoke, what animals they owned and how they lived. We even know what games they played, what their views may have been on everything from their new home to religion and politics. And with all this knowledge, we piece together what foods would have been served at the feast, how the table looked, how the setting looked, even perhaps what the conversation was like.
Much of the information we have about the feast, and this period in the lives of these people, is the result of research conducted by the staff at Plimoth Plantation, the living museum in Plymouth, Massachusetts, that re-creates the lives of the Pilgrims with Mayflower II, the 1627 Pilgrim Village, and a native homesite. From this research we know about the foods and recipes that would have been available to them, and from two first hand accounts(the second was written by William Bradford, Governor of the colony for 33 years, and can be read in Of Plymouth Plantation 1620-1647), we have a good idea of how the village looked, what the colonists wore, how they spoke, what animals they owned and how they lived. We even know what games they played, what their views may have been on everything from their new home to religion and politics. And with all this knowledge, we piece together what foods would have been served at the feast, how the table looked, how the setting looked, even perhaps what the conversation was like.
Friday, November 24, 2006
TIẾNG HÁT CỦA CON ĐIÊN PHẦN 1
Chiều ngày 16 tháng 9 năm 1982. Mưa ! Khu chợ nhỏ vùng quê trung du có những dãy lều lợp tranh đặc trưng. Nhỏ và xiêu vẹo. Chợ họp vào buổi sáng nên bây giờ chỉ còn những người coi chợ là nhà đang ở đó. Cư dân của cái chợ quê này có 4 người, 2 kẻ ăn xin và 2 người điên. Ngay vào lúc chợ họp đông nhất cũng chỉ vài chục người, phương chi lúc này, khi hoàng hôn thẫm một màu đỏ đang tiễn đưa những con trâu đói cuối ngày mà theo sau nó luôn luôn là một người nông dân đói với chiếc cày to trên vai, cảnh chợ càng trở nên hoang lạnh, điêu tàn. Những năm vinh quanh nhất, đỉnh cao nhất của cơ chế hợp tác xã là những năm đói nhất của đất nước đẹp tươi hình chữ S này. Miền trung, cái eo giữa chữ S giống như cái bụng lép kẹp của ngưòi nghèo, da bụng gần như dính chặt với cột sống. Trong đó cuộn tròn một khúc ruột trong veo, lõng bõng nước – Khúc ruột miền trung. Người người đều đói nhưng đói hơn vẫn là những người ăn xin. Đói hơn người ăn xin là những người điên vì họ không biết kiếm thức ăn một cách liên tục. Nằm trong góc một cái lều cuối dãy là một người mà dân chợ vẫn gọi là con điên bị liệt chân trái. Gọi là con điên vì chợ còn có một người điên nam khác được gọi là thằng điên. Nó bị cụt một tay. Hai cư dân còn lại là 2 mẹ con ngưòi ăn xin. Họ không điên, họ chỉ đi ăn xin ở vùng này còn nghe nói họ cũng có nhà đâu đó. Vào lúc 5h30, một chiều mùa thu, con điên trong chợ là người đói nhất. Nó quá yếu đến nỗi không còn đủ sức để lết đi cướp thức ăn như vẫn thường làm trong những năm trước, tháng trước. Bây giờ nó đã kiệt sức rồi. Nó đái ra cả quần, nước đái trong veo, miệng cũng đã hết hôi. Ngày 2 trước nó bắt đầu đổ mồ hôi vì đói, những giọt mồ hôi đầy mùi ghê như mùi của món phở gầu để lâu. Nước đái đỏ quạch như máu, miệng thở ra hôi rình. Hôm nay toàn bộ cơ thể sạch sẽ vì chẳng còn chất thải nào ra nữa. Con điên cố gắng lấy chiếc chổi cùn trong góc quét một góc thật sạch, phía góc lều naỳ đất cao nên vẫn còn khô ráo. Nó lần lượt trải một tấm áo mưa lên trên nền đất, sau đó cố gắng lấy một ít giẻ rách và quần áo cũ quanh người trải xuống thật bằng phẳng. Nó vuốt từng tấm vải bẩn thỉu một cách cẩn thận, không làm cho chúng được sạch sẽ nhưng cũng đủ làm cho phẳng phiu. Nó ngồi xuống, tựa lưng vào cột lều ở chợ và vạch bụng ra xem. Ngay giữa rốn là một hình xăm. Không phải hình mà là một chữ ĐÓI được viêt quanh rốn rất đẹp. Nó ngửa mặt ngơ ngần cười. Nụ cười hiền lành đến kỳ lạ. Con điên cũng muốn dọn mình sạch sẽ trước khi chết. Nó dùng 2 tay nhấc chiếc chân trái bị liệt vào giữa những tấm vải rách. Mưa vẫn rơi tí tách. Từng giọt mưa từ nóc rỉ xuống, tạo thành vũng nhỏ trong dãy lều chợ. Nó làm dấu thánh giá và bắt đầu cất tiếng hát.
VẪY VÙNG TRONG BỐN BỂ !
“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai bắc, nam, đông, tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”
Nợ tang bồng vay trả, trả vay
Chí làm trai bắc, nam, đông, tây
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.”
Nguyễn Công Trứ.
Là con người chúng ta ngay từ khi sinh ra đã mang nặng với đời. Ngày trước Nguyễn Công Trứ đặt nặng vai trò người con trai cho rằng chí khí người trai là phải “vẫy vùng trong bốn bể”. Thời nay không chỉ có con trai mà cả con gái. Vẫy vùng trong bốn bể nghĩa là tất cả thanh niên trí thức cố gắng phấn đấu, tu thân, đứng lên cùng sát cánh với nhau để đấu tranh chống lại sự suy đồi đạo đức, chống tham nhũng, chống độc tài, lạc hậu, đói nghèo để đưa đất nước Việt Nam ta bay lên cùng bè bạn năm châu.
Tuesday, November 21, 2006
THƠ TRẦN TRUNG ĐẠO
" ví mà tôi đổi thời gian được
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười"
http://www.trantrungdao.com
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười"
http://www.trantrungdao.com
ẢNH CHỤP Ở VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI !
Cách đây đúng 1 tháng, ngày 21 tháng 10 - Cộng đồng công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức lễ khánh thành Nguyện đwongf Đức Mẹ La Vang tại Vương cung thánh đường Đức mẹ Vô nhiễm nguyên tội Washington.
Người Mỹ ngạc nhiên về khả năng đoàn kết, gắn bó và tinh thần đạo đức của cọng đồng công giáo tại Hoa Kỳ. Theo thông tin hôm đó tôi được biết thì vào thời điểm có 2 triệu người Việt định cư tại Hoa Kỳ trong số đó đã có 600,000 người công giáo Việt Nam. Con số đang tăng lên rất lớn.
Nguyện đường Đức mẹ La Vang rất đẹp.
Người Mỹ ngạc nhiên về khả năng đoàn kết, gắn bó và tinh thần đạo đức của cọng đồng công giáo tại Hoa Kỳ. Theo thông tin hôm đó tôi được biết thì vào thời điểm có 2 triệu người Việt định cư tại Hoa Kỳ trong số đó đã có 600,000 người công giáo Việt Nam. Con số đang tăng lên rất lớn.
Nguyện đường Đức mẹ La Vang rất đẹp.
ẢNH CHỤP Ở LỄ KHÁNH THÀNH NHÀ THỜ Ở LẠNG SƠN !
Here is the picture taken on the occassion of inauguration Lang Son Church. I had a really good time with my friends, including both - Son Hue and Son Tien sinh. Lang son town is a really attractive, We had an exciting evening. Mr. Luyen is a really good host. Mr. Khanh also contributed very much for the success of the trip. My Old Landcruiser tried very much to complete his task.
SỰ CỐ TỐI 19 THÁNG 11
Hôm nay tôi có một sự cố nhỏ xảy ra.
Nhỏ nhưng bị nghĩ là to thì rất vất vả.
Tôi bị dị ứng nhưng sau đó vì uống thuốc hạ huyết áp cho nên làm cho tình trạng nặng thêm lên. Tôi đau đầu, kiểu hạ đường huyết.
Hiền gọi điện cấp cứu.
Tôi được cấp cứu kịp thời và tỉnh táo.
cẢ GIA ĐÌNH Ở TRONG BỆNH VIỆN MẤT 01 ĐÊM.
Có nhiều điều làm tôi phải suy nghĩ,cậy trông bề trên che chở.
Con người ta thật là nhỏ bé và chúng tôi luôn luôn phải ý thức về thân phận của mình.
Tôi chúc mọi người bình an - mạnh khoẻ.
Luôn biết sống hết mình và đúng mình.
Cuộc đời rất đẹp và rất có ý nghĩa.
Washington DC.
Những ngày cuối thu 2006
Nhỏ nhưng bị nghĩ là to thì rất vất vả.
Tôi bị dị ứng nhưng sau đó vì uống thuốc hạ huyết áp cho nên làm cho tình trạng nặng thêm lên. Tôi đau đầu, kiểu hạ đường huyết.
Hiền gọi điện cấp cứu.
Tôi được cấp cứu kịp thời và tỉnh táo.
cẢ GIA ĐÌNH Ở TRONG BỆNH VIỆN MẤT 01 ĐÊM.
Có nhiều điều làm tôi phải suy nghĩ,cậy trông bề trên che chở.
Con người ta thật là nhỏ bé và chúng tôi luôn luôn phải ý thức về thân phận của mình.
Tôi chúc mọi người bình an - mạnh khoẻ.
Luôn biết sống hết mình và đúng mình.
Cuộc đời rất đẹp và rất có ý nghĩa.
Washington DC.
Những ngày cuối thu 2006
CUỘC ĐỜI
CUỘC ĐỜI KỲ DIỆU VÔ CÙNG.
VÌ CÓ ĐỦ KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC.
CÓ CẢ ƯỚC MƠ VÀ NHỮNG SỰ THẬT ĐẮNG CAY.
CUỘC ĐỜI RẤT ĐẸP CHO NHỮNG AI YÊU QUÝ CUỘC ĐỜI !
VÌ CÓ ĐỦ KHỔ ĐAU VÀ HẠNH PHÚC.
CÓ CẢ ƯỚC MƠ VÀ NHỮNG SỰ THẬT ĐẮNG CAY.
CUỘC ĐỜI RẤT ĐẸP CHO NHỮNG AI YÊU QUÝ CUỘC ĐỜI !
Subscribe to:
Posts (Atom)