Tối nay xem bản tin thời sự lại càng thêm buồn cho đất nước.
Phần đầu luôn là hoạt động của một số Lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Ông Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đề nghị nâng cao tính “đảng” và “chất lính” trong cộng đồng Doanh nhân.
Ông khẳng định Doanh Nhân Việt Nam phải khác với các doanh nhân trên thế giới. Cũng vào lúc đó, tại Ngân Hàng Nhà nước, Thủ tướng hô hào cải cách hệ thống Ngân hàng để hội nhập sâu vào với nền kinh tế quốc tế, học tập cho bằng doanh nhân thế giới.
Nói về Doanh Nhân thì có một sự thật là suốt nhiều năm bị Đảng cộng sản “đì” cho "lên bờ xuống ruộng", cải tạo công thương, bắt giam người giàu hết. Cho nên bây giờ hầu hết Doanh nhân việt nam nhỏ, quản trị yếu kém, làm ăn chụp giật, thỏa hiệp, hối lộ, thông đồng với cái xấu để kiếm lời.
Có rất nhiều doanh nhân chân chính nhưng trong cơ chế này họ lại luôn chịu những thiệt thòi nên cũng không muốn “bung” ra làm ăn hết mình. Họ thận trọng sợ bây giờ Đảng cộng sản yếu nên cho làm ăn kinh tế, sau này Đảng mạnh lên, quay trở về đúng với chủ thuyết của mình "cướp của" đẩy người vào hợp tác xã thì nguy to.
Cũng trong chương trình thời sự, Ông Trương Tấn Sang khi làm việc ở trong An Giang có vẻ thực tế hơn. Ông ấy bảo phải cố gắng chạy đua thời gian vì mục tiêu Đảng đặt ra đến năm 2020 đất nước ta “thành một nước công nghiệp hiện đại ” không còn dài.
Thật là khôi hài vì không ai biết thực tế nó là cái chi chi.
Không ai biết cái chủ trương hồ đồ này do Đảng Cộng sản đưa ra rồi không biết sẽ dẫn đất nước đi đến đâu. Cũng hôm nay một khách hàng đang tư vấn xây dựng nhà máy thép ở Đắc Nông nói rằng nếu nhà máy bấm nút hoạt động một cái là toàn tỉnh chìm vào bóng đêm vì chỉ riêng một mình nhà máy đó đã tiêu thụ một lượng điện bằng toàn tỉnh bây giờ cộng lại. Chưa kể nó sẽ gây ra ô nhiễm môi trường trên một vùng rộng lớn.
Lợi thế cạnh tranh của Đắc Nông là đất đỏ Bazan phù hợp với trồng cây cà phê, cây công nghiệp. Điều đó không nơi nào có được. Nhưng vì cái định hướng “công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” của Đảng đó mà chạy đi làm nhà máy thép. Rất may là nhà máy đó đã gần phá sản vì các đập thủy điện cũng đã phá sản. Hàng trăm tỷ đồng đầu tư dang dở giờ đắp chiếu bỏ hoang. "cũng còn may" ông bạn nói. Nếu nó chạy thì là nỗi kinh hoàng, càng chạy càng lỗ, lúc đầu lỗ ít sau sẽ lỗ nhiều.
Đất nước ta là nước nông nghiệp, thế mạnh là đất đai, nông nghiệp. Cây lúa, con cá, cây cà phê có thể lớn lên đem lại giá trị kinh tế cao mà không không tiêu tốn nhiều năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường.
Đồng thời Việt Nam ta là một quốc gia biển, dù ở đâu thì đi đến biển cũng rất gần. Thế mà người ta đua nhau làm các khu công nghiệp ở đồng bằng sát ngay biển. Những “bờ xôi ruộng mật” của bà con chúng ta bị các Doanh nghiệp sân sau của tư bản đỏ “đớp” sạch để làm khu, làm cụm công nghiệp. Những nhà máy còm, bụi bặm với công nghệ vô cùng lạc hậu này đua nhau mọc ra, tàn phá môi trường, vắt kiệt sức sức lao động của thanh niên trai tráng với đồng lương rất mỏng, cũng chỉ vì cái mác “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”
Đảng vốn thích, oai, thích chiến lược, thích “tầm cỡ”, thích đỉnh cao trí tuệ... nên cứ phán bừa trong nghị quyết "Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ”. Bây giờ không biết chỉ còn 8 năm nữa với một tốc độ kinh tế quá oải thế này thì đất nước đi đến đâu.
No comments:
Post a Comment