Friday, December 15, 2006

CHIỀU ARLINGTON

Ngay sau lưng tôi là Đài tưởng niệm Abraham Lincoln, Ngươi được coi là chiến thắng trong cuộc nội chiến của Hoa Kỳ, đã trở nên nổi tiếng với câu nói ngắn gọn: “A House divided against itself, can not stand”. Một ngôi nhà mà bị chia rẽ thì tự nó đã chống lại nó và như vậy không thể đứng vững đươc. Bao nhiêu binh lính 2 miền Nam, Băc Mĩ đã đổ máu nơi đây. Xưa cũng như nay, chiến tranh và hoà bình như là 2 mặt của một con người. Nó đem lại quyền uy và cũng giết chết danh dự của những lãnh đạo thông qua sự hy sinh của những người lính.

Chiều hoàng hôn DC đỏ thẫm, mặt trời sắp lặn. Văng vẳng đâu đây câu nói người xưa:

“Tuý ngoạ sa trường quân mặc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”
( Say sưa nghiêng ngả ai cười, xưa nay chinh chiến mấy người về đâu ).

Monday, December 11, 2006

MỘ HÀN MẶC TỬ





Mộ Hàn Mặc Tử ở Ghềnh Ráng, Quy Nhơn - ảnh Đào Tiến Đạt

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Hàn Mặc Tử.

Wednesday, December 06, 2006

CHUYỆN THỎ VÀ RÙA THỜI NAY III

Còn nhiều bài học nữa từ câu chuyện này. Lưu ý cả thỏ và rùa đều không hề đầu hàng hây nản chí sau những thất bại. Thỏ quyết tâm làm việc nhiệt tình hơn và cố gắng nhiều hơn sau khi gặp thất bại cay đắng, rùa phải thay đổi chiến lược vì nó đã cố gắng làm việc hết sức. Trong cuốc sống khi phải chịu đựng, đối mặt với thất bại, có thể đó cũng là thời điểm thích hợp để cố gắng & nỗ lực hơn nữa, nhưng đôi khi phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác và đôi khi phải làm cả hai.

CHUYỆN THỎ VÀ RÙA THỜI NAY II

Rùa suy ngẫm kết qủa và nhận ra rằng, nó không có cách nào thắng thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và thách thỏ một cuộc đua mới, nhưng có một chút thay đổi về lộ trình, Thỏ đồng ý. Chúng bắt đầu cuộc đua, như đã tự hứa với mình và phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất tới bờ sông. Vạch đích đến còn đến hai cây số nữa, ở bên kia sông. Thỏ ngồi xuống và tự hỏi không biết phải làm sao, trong lúc đó rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.

Ý nghĩ của câu chuyện này?

Trước tiên cần xác định ưu thế của mình, và sau đó cần biết chọn sân chơi phù hợp.Trong một tổ chức, nếu bạn có khả năng hùng biện, bảo đảm rằng bạn phải biết tạo cơ hội trình bày để sếp của bạn chú ý đến bạn. Khi bạn làm việc dựa trên thế mạnh của mình, chắc chắn rằng không những bạn được quan tâm và còn là “cú hích” cho bạn phát triển và tiến xa hơn.

Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.


Đến đây thỏ và rùa trở thành đôi bạn thân thiết, họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai quyết định tổ chức một cuộc đua cuối cùng, nhưng cả hai sẽ chạy chung một đội.Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua bên kia sông, lên đến bờ thỏ lại cõng rùa đưa cả hai về đích, và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.

Triết lý của câu chuyện này thật tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và có ưu điểm riêng, nhưng trừ khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, nếu làm một mình bạn sẽ không bao giờ thực hiện công việc được hoàn hảo vì luôn có những trường hợp bạn không bao giờ làm tốt hơn người khác, và do đó, tinh thần đồng đội là yếu tố quyết định thành công trong công việc.Điều quan trọng của làm việc theo nhóm là phải chọn được người trưởng nhóm trong từng trường hợp cụ thể, phải chọn được người có ưu thế về lĩnh vực mà họ có khả năng lãnh đạo nhóm.

Friday, December 01, 2006

CHUYỆN RÙA VÀ THỎ THỜI NAY I

Ngày xửa ngày xưa có một con thỏ và một con rùa cãi nhau xem ai nhanh hơn, Chúng quyết định giải quyết việc tranh luận bằng một cuộc thi chạy. Thỏ xuất phát nhanh như tên bắn và chạy thục mạng một hồi, và sau khi thấy rằng đã bỏ khá xa rùa, thỏ nghĩ nó nên nghỉ mệt dưới một tán cây bên đường và và thư giãn trước khi tiến hành cuộc đua. Thỏ ngồi dưới gốc cây và nhanh chóng ngủ thiếp đi. Rùa từ từ vượt qua Thỏ và sớm kết thúc đường đua. Thỏ giật mình tỉnh giấc và nhận ra rằng nó đã thua.

Bài học của câu chuyện trên là người chậm nhưng ổn định đã chiến thắng.

Nhưng cuộc sống không quá đơn giản như thế. Câu chuyện được tiếp tục phát triển thêm. Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa không thể nào có cơ hội hạ được nó. Vì thế, nó quyết định thách thức một cuộc đua mới, Rùa đồng ý.Lần này Thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích, nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường.

Triết lý của câu chuyện này là nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định.

Nếu có hai người trong công ty của bạn, một người chậm, cẩn thận và đáng tin cậy, còn người kia nhanh và vẫn đáng tin cậy ở những việc anh ta làm, người nhanh và vẫn đáng tin cậy sẽ được thăng chức nhanh hơn. Chậm và chắc là điều tốt nhưng nhanh và tin cậy là điều tốt hơn.

Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đây.

......

"ÁI QUỐC TINH THẦN KHỞI HẬU NHÂN"

"Phaolô Nguyễn Trường Tộ. Quê quán thôn Bùi Chu, Phủ Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An. Sinh năm Minh Mệnh thứ 10. Ly trần năm Tự Ðức thứ 24. Tư chất thông minh, tài ba lỗi lạc, giỏi chữ Hán, thông tiếng Pháp. Năm 1913 cùng đức Giám Mục Ngô Gia Hậu sang Tây, ở Pháp mấy năm nhưng lưu tâm quan sát về tất cả các khoa học, hầu đem về giúp cho nước thịnh, dân cường. Lúc về nước, giúp chung đường, giúp Chính Phủ. Thiết tha mến nước, yêu nòi, thảo nhiều tấu phiếu xin triều đình cải cựu, canh tân về mọi phương diện, vui lòng hiến thân giúp việc khai hóa. Tiếc thay! Quốc dân thì muộn nảy lộc, tiên sinh lại sớm ly trần, lúc mới 43 tuổi."

Đoạn văn trên đây được ghi ở trên bia mộ của Nguyễn Trường Tộ do sáng kiến và kinh phí của ông Từ Ngọc Nguyễn Lân và một số nhân sĩ Nghệ Tĩnh lập.