Nối tiếp bài viết "Các anh là tự do" và một số bàn luận gần đây về tự do, đặc biệt liên quan đến những nhận định của bác Nguyễn Trần Bạt và anh Trần Mạnh Hảo. Hôm nay mấy anh em bạn bè văn thơ -blogger lại ngồi với nhau bàn về tự do. Sau đây là một số trích đoạn, mà tôi bị giao làm thư ký để ghi lại. Những bàn luận này là do tất cả cùng sáng tác và đã được đăng tải trên trên Blog Bà Đầm Xòe. Xin giới thiệu ở đây hầu các bạn đọc và hy vọng đây cũng là chủ đề để thảo luận sâu hơn, trên một bình diện lớn hơn.
CÂU CHUYỆN CHỦ NHẬT - BÀN VỀ TỰ DO
Chủ nhật nắng đẹp ngày 23 tháng 9 năm 2012, chúng tôi gồm Nhà
văn Nguyễn Đình Chính, Nhà thơ Đàm Khánh Phương, Blogger Bà Đầm Xoè Phạm Thành,
Bác sỹ Nguyễn Minh Đạo, Blogger Nguyễn Tường Thụy, triết gia Nguyễn Hoàng Đức, Luật sư Lê Quốc Quân và mấy quý bà, cùng nhau đi về một khu vườn quê cùng nhau
bàn luận về tự do.
Nhà văn Nguyễn Đình Chính đặt câu hỏi : “Theo các ông thế nào là tự do và làm thế nào để có tự do? '
Luật sư Lê Quốc Quân nói: “Tôi đã từng cùng một cô bé Maroc chạy xe trên sa mạc, uống rượu, dang tay hát "we are the world" lúc đó có cảm nhận về sự tự do. Tôi cũng đã từng ngồi trong tù giữa bốn bức tường bao vây và vẫn cảm nhận được về tự do. Tự do chính là sự giải thoát tâm lý và sự khai
phóng tư tưởng”.
Blogger Bà Đầm Xoè Phạm Thành nói "Tự do là mình muốn có cái gì thì mình có, muốn vứt cái gì thì vứt,
đó là tự do".
Triết gia Nguyễn Hoàng Đức phản
biện : “Tự do của ông Thành là thứ tự do
hồn nhiên của trẻ con. Trước khi ông muốn có cái gì và vứt cái gì đi thì ông phải
có điều kiện tự do trước đã. Tự do không tự có như “vốn tự có” mà tự do phải phấn
đấu mới có được. Cách tự do muốn có, muốn vứt của ông Thanh là cách tự do của
hái quả. Tự do bắt đâu từ nguyên nhân mới là quan trọng và chủ động. Tự do hái
quả có sẵn không bao giờ có mà chỉ là thụ động”.
Bà Đầm Xoè phản biện lại ngay: "Triết gia Nguyễn Hoàng Đức đúng là triết gia hàng đầu châu á thật
vì ông nói mà tôi chả hiểu gì cả. Không biết bầy khỉ ở động hoa quả có hiẻu được
không ?".
Ý kiến chính thức của triết gia Đức : "Tôi nói và sau đây ông Chính phải có đáp án của mình. Theo tôi muốn có được tự do đầu tiên chúng ta
phải khước từ mọi nỗi sợ hãi".
Phạm Thành nói : "Cám ơn anh Đức,
riêng câu này thì Phạm thành hiểu được".
Đến lượt nhà thơ Đàm Khánh Phương: "Xin thưa với tất cả các bạn, tôi xin được từ chối sự luận bàn, mà
chỉ thông báo về đời sống của mình suốt 70 năm thì ngót sau 60 năm không được
ký vào bảng lương nhà nước. Nhân danh một người tự do, tôi được sống yêu đương
và làm thơ cho đến tận bây giờ là bởi lẽ tôi chỉ làm những điều tôi muốn làm mà
không phải làm những điều tôi không muốn.
Nhà văn Nguyễn đình Chính trả lời: "như Jean Paul Sartre có nói: con người chỉ thực sự có tự do khi không tin gì cả. Khi có niềm tin vào cái gì đó là đã mất tự do”.
Luật sự Quân đả phá quan điểm hiện sinh: “Đó chỉ là thực tại đời sống, dù có xanh tươi thật đây nhưng cũng chỉ là loài thụ tạo.
Tự thân nó đã mất tự do. Tự do tuyệt đối thuộc về Đấng Sáng tạo”.
Nguyễn Hoàng Đức phán: "Anh
Nguyễn Đình Chính tưởng như là nói rất hay nhưng có 2 điều sai: Thứ nhất anh hỏi
ý kiến của người ta nhưng lại không nói ra ý kiến của mình. Anh chỉ mượn lời đại
ca để doạ anh em. Thứ hai không có tự do chỉ để tự do. Tự do chỉ có ý nghĩa khi
nó là điều kiện của sự lựa chọn. Giống như một anh chàng hay một cô nàng được tự
do để lựa chọn ai đó làm người yêu của mình. Và khi lựa chọn mọi người đều
mất tự do. Nhưng sự khác nhau quan trọng nằm ở chỗ sau đây: trước khi có tự do là
không được quyền lựa chọn. Sau khi có có tự do là một sự lựa chọn có ý nghĩa.”
Bà Đầm Xòe Phạm Thành nói: "Tự
do như không khí và ánh sáng vậy cho nên đặt vấn đề lựa chọn trước hay sau là một
sự tư biện, chỉ thấy ngọn mà không thấy gốc ở đâu, lý luận của Triết gia Nguyễn
Hoàng Đức chỉ như thằng mù sờ voi hoặc như một người làm vườn chiết cành, chỉ
thấy đụn đất và nhúm rễ trên cành mà tưởng là gốc."
Trong lúc mọi người sôi nổi bàn bạc thì nhà văn Nguyễn Đình
Chính nói riêng với LS Quân "Thật
ra khi con người bắt đầu có trí tuệ và hiểu biết cũng là lúc bắt đầu đánh mất tự
do của mình. Chỉ có người nguyên thuỷ mới được tận hưởng cuộc sống tự do.”
LS Quân đồng ý với Triết gia Nguyễn Hoàng Đức và bổ sung rằng
“Tự do gắn liền với
sự lựa chọn. Một người chỉ có thể lựa chọn làm một điều ác hoặc điều thiện chỉ
khi họ đủ đạo đức để lựa chọn. Hằng tuần tôi vẫn gửi tin nhắn chúc mấy người bạn
hãy Tự do và Bình an. Tự do phải gắn liền với khả năng lựa chọn để được bình
an. Nếu tự do lựa chọn mà mất bình an thì không còn là tự do nữa”.
Một Quý bà lên tiếng : “Các
bác cứ bàn triết học cao siêu, bàn về tự do rộng lớn cho rất nhiều người còn em
thấy tự do là trong mỗi một con người. Họ cảm thấy tự do thì chính đó là tự
do".
Nguyễn Hoàng Đức: "Ý
kiến quý bà rất hay ngụ ý rằng đàn ông chỉ bàn đến tự do phổ quát, còn các quý
bà chỉ bàn về giá trị của tự do khi nó rót về cho mỗi cá nhân"
Blogger Nguyễn Tường Thụy chợt choàng dậy"Các ông nói bằng ngôn ngữ nào vậy, Hãy trở về mắt đất ngay ! Con
người có thể không làm những gì mình không muốn nhưng không thể làm tất cả những
gì mình muốn"
Khi đó đã là 16 chiều. Chúng tôi hẹn sẽ quay lại chủ đề này
vào một dịp khác. Sau đây là một số bức hình về cuộc thảo luận
Các đại bác bàn luận sôi nổi quá, theo mềnh thì tự do thực sự là khi mình muốn làm j thì mình được làm cái đó còn làm được hay ko thì ko quan trọng. =))
ReplyDeletechao anh QUAN va kinhchao tat ca cac BAC cac CO!
ReplyDeleteToi rat han hanh duoc doc bai viet nay va qua do duoc nhin thay mot chut anh sang le loi cua TU DO. Nhung luan diem va cach nhin nhan TU DO cua cac ANH,cac BAC,cac CO deu rat hay khien toi thau hieu va cam phuc,nhung chung ta la nuoi VIETNAM va TU DO cua nguoi VIET NAM la o day "TU DO CAI CON CAC" do loi noi, la loi tuyen ngon cua TRUNG TA VU VAN HIEN pho CA PHUONG 6 QUAN 3 TPHCM,dai dien cho CONG LY,PHAP LUAT cua VIET NAM noi ra. Vi vay toi mao muoi xin thua rang do chinh la TU DO cua nguoi VIET NAM hien nay.
Neu co gi bat kinh toi xin thanh that xin loi va chuc anh QUAN va tat ca moi nguoi suc khoe va an lanh.
This comment has been removed by the author.
ReplyDelete