By CHRIS BRUMMITT, Associated Press
Hà Nội, Việt Nam (AP) – Cây gậy sắt đánh golf số 7 dựa vào tường trong văn phòng của Luật sư Lê Quốc Quân được dùng để tự vệ chứ không phải cho mục tiêu thể thao. Vị luật sư nhân quyền và cũng là blogger này khi rời nhà không bao giờ quên mang theo cây gậy này kể từ khi những kẻ cầm gậy sắt hành hung ông tháng trước mà ông tin là theo lệnh của công an.
Nếu cuộc tấn công nhằm mục tiêu làm cho ông phải im lặng thì nó đã thất bại. Chỉ vài ngày sau đó ông đã trở lại trên mạng và tường trình về vụ hành hung đó.
Internet đã trở thành diễn dàn chính yếu đối với những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, và những người lãnh đạo Cộng Sản đang cố gắng trấn áp họ với những điều luật mới, gia tăng việc bắt bớ, hăm dọa, và những bản án dài hạn hơn. Nhưng cho tới giờ thì họ đang thất bại trong cuộc chiến này.
Facebook và những trang mạng xã hội khác đang bị ngăn chặn ở đây, nhưng những bức tường lửa mà nhà nước dựng lên quá mỏng manh mà ngay cả những học trò nhỏ cũng biết cách vượt qua. Nhà nước đã ra lệnh cấm các trang mạng, mà kết quả là chỉ làm cho số người sử dụng càng tăng vọt. Trong tuần này 3 blogger đã bị kết án tù – trong đó một người bị án 12 năm – nhưng rất nhiều người khác vẫn tiếp tục lý tưởng của họ.
Những nhà hoạt động dân chủ trên mạng phơi bày tình trạng tham nhũng và đấu đá ở thượng tầng lãnh đạo kinh tế và Đảng, cùng lúc đòi hỏi quyền tự do phát biểu, tự do tôn giáo và tự do sinh hoạt chính trị. Họ nhận được sự hỗ trợ tinh thần dè dặt từ phiá Hoa Kỳ và những quốc gia Tây phương, áp lực Hà Nội cải tổ ngay trong lúc họ tìm cách thắt chặt hơn quan hệ kinh tế với Việt Nam.
Trong một cuộc phỏng vấn với Associated Press tại văn phòng của Ông ở Hà Nội, Ls Quân nói: “Sự phát triển của internet là một nguy cơ đối với nhà nước. Bây giờ người dân có thể đọc tin tức. Người dân nước tôi khao khát dân chủ.”
Các chuyên gia nói rằng Hà Nội thiếu tiền và kiến thức để có thể kiểm duyệt toàn diện giống như Trung Quốc có hệ thống tường lửa kiên cố và những công ty kỹ thuật to lớn điều hành những phương tiện truyền thông mà họ làm chủ và kiểm soát dễ dàng.
Việt Nam cũng đang bị suy sụp kinh tế trầm trọng, và càng giới hạn internet thì càng giới hạn một động lực phát triển mà các tiểu thương nghiệp dựa vào để nối kết với thị trường và khuyến khích sự sáng tạo.
Đàn áp cũng là nguy cơ bị quốc tế kiểm duyệt, nhưng cho phép các blogger phát biểu tự do thì lại đi ngược lại chính sách đàn áp của chính phủ kéo dài đã nhiều năm mà mục tiêu chính là loại bỏ mọi đe dọa việc duy trì quyền lực. Ls Quân là một trong những nhà bất đồng chính kiến và blogger nổi tiếng tại Việt Nam. Ông đã bị giam 3 tháng sau chuyến đi tu nghiệp tại Hoa Thịnh Đốn do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Ông đã phải nhập viện sau khi bị hành hung ở phiá ngoài nhà của Ông trong tháng trước.
Bài tường trình về việc bị hành hung của Ông đã lôi kéo được nhiều sự hỗ trợ và thách đố.
Đã có một lời góp ý vô danh sau bài tường trình của Ls Quân như sau: “(Bởi vì) những kẻ tàn bạo này, Đảng Cộng Sản Việt Nam cần phải sám hối nếu không họ sẽ bị nhân dân truy tố trước công lý trong thập niên này. Đã đến lúc người dân đứng dậy vứt bỏ họ vào thùng rác của lịch sử.”
Ls Quân nói với AP là Ông nghi ngờ công an địa phương trong vụ hành hung vì họ không thể tìm ra lý cớ để bắt giam Ông. Người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao là Lương Thanh Nghị đã phát biểu là những cáo buộc của Ls Quân là “vô căn cứ”.
Internet là phương tiện cốt lõi của những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam trong việc tổ chức và kết nối với nhau nhanh chóng và an toàn. Những nhà hoạt động ở Việt Nam không chỉ đăng tải quan điểm của họ trên mạng mà cả những video của các cuộc biểu tình cũng như chi tiết việc họ bị bắt giữ.
Ls Quân nói: “Sẽ còn nhiều vụ bắt bớ, nhiều cuộc biểu tình nữa, nhưng không sao. Chúng sẽ mang lại thay đổi.”
Việc các quan chức nhà nước cướp đất của dân là đề tài khiếu nại chính yếu và ngày càng gia tăng và được coi như là một trong những điểm yếu nhất của chính phủ. Những cuộc biểu tình phản đối cướp đất thường được tổ chức trên mạng và được tường trình sau đó.
Việc này ngày càng dễ thực hiện hơn vì nhiều người Việt vào internet hơn trước. Khoảng 30% dân Việt sử dụng internet với mức độ gia tăng thuộc hạng nhanh nhất tại Á Châu. Một kết quả thăm dò do cơ quan McKinsey and Co thực hiện vào Tháng 4 vừa qua cho thấy lãnh vực internet hiện đóng góp 1% tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam.
Ông Phil Robertson thuộc Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền nói: “Nhà nước Việt Nam đang vất vả để cố nhét ông thần trở vào lại cái chai, nhưng người dân bây giờ, nhờ ở kỹ thuật tân tiến, đã vững chãi và cả quyết hơn, và khả năng tổ chức của truyền thông xã hội mới giúp mọi người với những chương trình hành động khác biệt nối kết chặt chẽ với nhau hơn.”
Trong tháng này, chính phủ đã cho thấy rõ chủ trương có những biện pháp mạnh bạo hơn khi Thủ Tướng ra lệnh cho công an bắt giữ những người đứng sau 3 trang blog mới nổi tiếng đã tường trình về những căng thẳng giữa ông ta và chủ tịch nước. Ngay sau thông tư đó thì số lượng người truy cập vào các trang mạng nói trên tăng vọt.
Trang mạng của chính phủ sau đó phổ biến một số những góp ý mà họ nói là của những “người dân bình thường” liên quan đến những nguy hiểm của các trang blog” như sau đây:
“Tôi nghĩ là những thông tin trên các trang mạng xấu này giống như cỏ dại và nấm độc”, “Những trang mạng này nhằm gây chia rẽ giữa các lãnh đạo cao nhất của Đảng và chính phủ. Tôi không hiểu tại sao những trang mạng với những ý định xấu xa này lại được cho phép tồn tại lâu như vậy.”
Vào ngày Thứ Hai vừa qua, 3 nhà dân báo nổi tiếng – một người trong số đó đã được Tổng Thống Barack Obama nhắc tới – đã bị kết án tù từ 4 tới 12 năm vì đã “tuyên truyền chống nhà nước”. Những bản án này dài hơn những bản án trước đây dành cho những nhà hoạt động trên mạng.
Chính phủ hiện đang soạn thảo 3 nghị định làm cho việc kết tội các blogger dễ dàng hơn đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn các công ty cung cấp dịch vụ internet của nước ngoài. Chính phủ Hoa Kỳ đã kín đáo cũng như công khai bày tỏ quan tâm đối với một phần của các dự luật kể trên.
Trong bản thảo nguyên thủy, những dự luật nói trên đòi hỏi những công ty như Google và Facebook phải có server ở Việt Nam và lọc tin cho chính phủ. Những đòi hỏi này đã bị lấy ra khỏi những bản thảo gần đây nhưng việc cấm tự do phát biểu thì vẫn còn.
Google và Asia Internet Coalition, một nhóm lobby cho các công ty internet, đã từ chối bình phẩm, nói là những thảo luận giữa họ với nhà nước Việt Nam có tính nhạy cảm.
Được hỏi quan điểm về những lời chỉ trích của Hoa Kỳ và các quốc gia khác, ông Nghị, người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao, nói rằng Việt Nam có quyền “quản trị việc sử dụng và khai thác” internet để “ngăn ngừa những tác động xấu trên xã hội và cộng đồng.”
Trong khi đó, những người trong nhiều năm qua thách đố nhà nước đã khám phá ra những phương cách mà internet có thể giúp họ hoạt động hiệu quả hơn.
Ls Nguyễn Văn Đài được trả tự do vào năm ngoái sau khi ngồi tù 4 năm vì đã tổ chức những khoá học về nhân quyền. Tháng trước, Ls Đài bắt đầu viết bài trên blog về nhân quyền sau khi được bạn bè hướng dẫn cách làm.
Ls Đài nói: “Có nhiều blogger mỗi ngày với tới được nhiều triệu người đọc, và những người này bắt đầu thành lập những nhóm chống lại nhà nước. Nhà nước lo ngại Internet nhưng không thể ngăn chặn được.”
Ls Đài nói: “Có nhiều blogger mỗi ngày với tới được nhiều triệu người đọc, và những người này bắt đầu thành lập những nhóm chống lại nhà nước. Nhà nước lo ngại Internet nhưng không thể ngăn chặn được.”
Nguồn: Associated Press
BẢN GỐC TIẾNG ANH
HANOI, Vietnam (AP) — The 7-iron resting against the wall in Le
Quoc Quan's office is for self-defense, not sport. The human-rights lawyer and
blogger has not left home without the golf club since being beaten last month
by iron-bar-wielding men he suspects were sent by the police.
If the assault was meant to silence him, it failed. Within days he
was back online, and reporting about the incident.
The Internet has become the principal staging ground for dissent
in Vietnam, and its Communist rulers are trying to clamp down with new laws,
stepped up arrests, intimidation and longer prison sentences. But so far, it's
a battle they are losing.
Facebook and other social networking sites are blocked here, but
the state firewall is so flimsy that even schoolchildren know how to fiddle
with computer settings to get around it. The government has announced bans on
websites, only to see traffic to them skyrocket. Three bloggers were sentenced
to prison this week — one for 12 years — but many others continue to pursue
their causes.
Vietnamese activists on the Internet highlight high-level
corruption and feuding within the economic and Communist Party elite, as they
demand freedom of expression, religion and political activity. They receive
cautious moral support from the United States and other Western countries,
which are pressing for reform in Hanoi even as they seek closer economic ties
with it.
"The
growth of the Internet is endangering the government," Quan
told The Associated Press in an interview in his office in the capital, Hanoi. "People can actually read news now.
There is a thirst for democracy in our country."
Experts say Hanoi lacks the money and know-how to comprehensively
censor content like its neighbor China, which has a solid firewall and big tech
companies that operate their own popular social media products that Beijing can
easily control.
Vietnam is also undergoing a sharp economic downturn, and the more
it restricts the Internet, the more it diminishes an engine of growth that
sustains small businesses, connects exporters to markets and encourages
innovation.
Cracking down also risks international censure, but allowing
bloggers to go unchallenged goes against years of suppression from the
government, which main concern is eliminating any threat to its grip on power.
Quan is one of Vietnam's better-known dissidents and a leading
blogger. In 2007, he was detained for three months on his return from a
U.S.-government funded fellowship in Washington. He needed hospital treatment
after last month's attack outside his home.
His post about the beating drew words of support and defiance.
"(Because)
of these brutal individuals, the Communist Party of Vietnam must perform
penitence or otherwise they will be brought to justice by the people in this
decade," wrote one anonymous commentator after his post. "Perhaps, it's time for the people to
stand up to throw them into a cesspit."
Quan told The AP he suspects local police in the assault, perhaps
out of frustration because they couldn't find grounds to arrest him. In a
statement, Foreign Ministry spokesman Luong Thanh Nghi said Quan's allegations
were "groundless."
The Internet is crucial for Vietnamese dissidents for organizing
dissent and networking among themselves quickly and securely. Activists in
Vietnam post not only their opinions online, but also video of protests and
even details of their arrests."There
will be more arrests, more protests, but that is OK," Quan
said. "It will bring change."
Land seizures by party officials are an increasingly common online
complaint, and the issue is seen by many as one of government's most vulnerable
spots. Protests of seizures are often organized online and blogged about afterward.
Such efforts are getting easier as more Vietnamese get online.
About 30 percent of them have Internet access, which in Vietnam is growing at
one of the fastest rates in Asia. A survey by McKinsey and Co. in April found
that the Internet sector currently contributes 1 percent of Vietnam's gross
domestic product.
"The
government is somehow scrambling to put the genie in the bottle, but you have a
much more assertive citizen that has been empowered by new information
technology," said Phil Robertson from Human Rights Watch. "The organizing ability of the new social media allows people with
disparate agendas to link up more closely."
The government signaled its intent to take a more aggressive line
this month when the prime minister ordered police to arrest people behind three
popular news blogs that had been reporting on alleged tensions between him and
the president. Traffic to the sites shot up in the hours after the
announcement.
The government's website then published several quotes on the dangers
of blogs from what it described as "ordinary
people."
"I
think the information on these bad web sites is like wild grass and poisonous
mushrooms," said one of those quoted. "These
web sites aim to sow division among the top leaders of the party and state. I'm
wondering why these websites with such ill intentions have been allowed to
exist for so long."
On Monday, three prominent citizen journalists — including one
whose case was mentioned by President Barack Obama — were sentenced to between
4 and 12 years in power for "spreading
anti-government" propaganda. The sentences were longer than others
previously handed down for online activism.
The government is currently drafting three decrees that would make
it easier to prosecute bloggers and place strict controls on foreign Web
companies. The U.S. government has privately and publicly registered its
concerns with parts of the proposed laws.
In its original wording, the legislation required companies like
Google and Facebook to have servers in Vietnam and filter content for the
government. Those requirements have been dropped from more recent drafts, but
prohibitions on freedom of speech remain.
Google and the Asia Internet Coalition, a lobbying group for Web
companies, declined to comment, citing the sensitivity of their discussions
with the government.
Asked to comment on criticism by the U.S. and others, Nghi, the
foreign ministry spokesman, said Vietnam has the right to "manage the use and exploitation" of the Internet to "prevent negative impacts on the
society and community."
Meanwhile, people who have been challenging the government for
years are discovering how the Internet can make their activism more effective.
Nguyen Van Dai was released from prison last year after serving 4
years for organizing human rights workshops. Last month, he began blogging on
human rights after some friends showed him how.
"There
are many bloggers who every day reach millions of people, who can then start a
group against the government," Dai said. "The government worries about the
Internet, but they can't stop it."
Copyright © 2012 The Associated Press. All rights reserved.
Những thông tin mới nhất mà anh em, đồng bào trong nước không thể không biết về:
ReplyDelete“Lưỡi Bò” và tình trạng hết sức nguy kịch của nhân dân Việt Nam! http://lytuongnguoiviet.com/index.php/baivietbinhluan/22442-li-bo-va-tinh-trng-ht-sc-nguy-kch-ca-nhan-dan-vit-nam