Vào một chiều đầu đông năm 2011, Nguyễn Quang
Thạch - Người sáng lập mô
hình tủ sách dòng họ - gửi tôi một bức thư nói về phát triển tủ sách
cho các giáo xứ và sau đó gặp riêng thẳng thắn thách thức rằng: “người Công
giáo các ông đông con, ít học. Ông
nói đấu tranh cho xã hội tốt đẹp hơn thì hãy hy sinh làm một cái
gì đi”.
Bắt đầu bằng việc làm cụ thể
Đúng ! Thật dễ khi nói chung về tình yêu tổ quốc nhưng thật khó khi xắn tay làm một điều gì đó cụ thể giúp cho đồng bào. Càng khó khăn gấp bội khi kiên trì đi xuyên
qua những trở ngại, giữ vững ý chí và hoàn thành
công việc đó.
Từ khi nhận được bức thư, ý tưởng đem sách về giáo xứ thường trực trong đầu. Tôi tin rằng nhà thờ có không gian to lớn, tập trung được nhiều người, rất hợp cho việc đọc sách. Mặt khác các Cha xứ là những người hiểu biết, yêu thương các con chiên thì chắc chắn sẽ là nguồn khai trí lớn. Chỉ cần có ngọn lửa ban đầu thắp lên, các Cha sẽ huy động giáo dân tiếp tục xây dựng và phát triển tủ sách.
Tủ sách đầu tiền về giáo xứ Trung Đồng – Thái Bình đã được thực hiện vào ngày 17/10/2011 và
vào cuối năm
tôi viết bức thư gửi Cha về việc phát
triển tủ sách. Dù khó khăn chồng chất và quấy rối đủ đường nhưng cho đến nay chúng tôi đã đi đến 22 xứ đạo thuộc 6 Địa phận nằm trên 12 tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra; Chúng tôi có những trải nghiệm khác nhau về từng vùng quê. Có những lúc thành công, khi thất bại. Cho đến giờ vẫn có những tủ sách cho rồi nhưng vẫn đang xếp xó, có những nơi chúng tôi bị xua đuổi vào phút chót và còn có
những tủ sách đang nằm tại đồn công an;
Nhưng từ trong sâu thẳm chúng tôi biết được có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đã đến. Nhiều mầm non của giáo hội và đất nước đang đâm chồi nẩy lộc. Tôi nhớ mãi hình ảnh có chiều đông rét mướt, các em thiếu nhi đứng co ro dưới mái nhà tranh, mắt buồn mênh mang. Nhưng khi có nhóm đưa sách về mắt các em bỗng trở nên sáng rực, lao vào nhận sách, say mê đọc từng trang và bật khóc khi bị lấy lại.
Sau 10 tháng, với 22 tủ sách và tổng số tiền chi phí gần 80 triệu đồng(tôi góp được 30 triệu còn lại các ân nhân, các nhà hảo tâm trực tiếp tài trợ cho tủ sách). Nhóm
đã cung cấp cơ hội đọc sách cho ít nhất là 30 ngàn người tại 22 giáo xứ. Chỉ cần 10% số đó tham gia đọc sách (3.000) và chỉ cần 1% trong số đó (300) trở nên say mê đọc sách hoặc biến đổi cuộc đời mình do việc đọc sách đem lại thì cũng là một khoản đầu tư vô cùng quý giá. Nó vượt xa những khoản tiền tỷ đang được rót vào những ngôi nhà thờ hoặc cơ sở vật chất bê tông khác. Sách vẫn nằm trên giá chờ đợi các em đến sau trong khi nhiều kiến thức thì đã nằm trong đầu các em lớn, có thể theo các em suốt cả cuộc đời.
Đưa về giáo xứ những loại sách gì ?
Sách của nhóm
đưa về hầu hết là những sách của thiếu nhi, thường là các truyện nổi tiếng thế giới của Grim, Andersen, Ai cập, Truyện dân gian và lịch sử Việt Nam đã được in thành từng tập nhỏ với hình vẽ rất đẹp, thu hút các em. Ngoài
ra Nhóm còn đưa các
sách về nông
nghiệp, nông
thôn như dạy nuôi cá, trồng cây hay chăn nuôi….Tất cả đều được xuất bản một cách chính thức và công khai ở các nhà xuất bản ở Việt Nam.
Mặc dù
danh mục sách,
số tiền mua và người tài trợ luôn được nhóm công khai đưa lên trên Facebook nhưng không phải khi nào cũng xuôi chèo
mát mái. Công an rình rập khắp nơi để tìm kiếm chương trình đưa sách, lịch trình đến các giáo xứ và loại sách các em mang đi. Thậm chí có lần họ đã lục tung toàn bộ các thùng sách của các em để quay phim, chụp ảnh từng cuốn một.
Cá nhân tôi gần đây
nhiều khi bị chặn đường không cho đi trao
sách, nhưng may
mắn thay
đã có hàng loạt bạn trẻ như: Người vùng cao, Cát Bụi, Hư Vô, Gió Lạnh, Tienjo, BộtJêu, Kim Cương…đã kế tục và sát cánh với Nhóm. Vượt lên trên những khó khăn, các tình
nguyện viên
của Nhóm
say mê làm việc vì một thiện ích chung. Nhóm đưa sách bây giờ đã có hơn 10 bạn trẻ tình nguyện sẵn sàng “khoác ba lô” đi xin
sách và đưa sách
đến cho
các giáo xứ. Các bạn đã biết tổ chức để biến buổi đưa sách trở thành một buổi sinh hoạt với nhiều trò chơi tập thể cùng các em thiếu nhi, khuyến khích tinh thần ham học, ham đọc sách cho các em tại các giáo xứ.
Cần một cách tiếp cận lớn hơn !
Đưa sách
về giáo xứ không thể là một công việc của riêng một ai hoặc của một nhóm người nào. Nó chỉ có hiệu quả khi trở thành một công việc chung, một phong trào của toàn bộ các giáo xứ. Kể từ đầu tháng 7, mỗi lần các em đi đưa sách là tôi lấy khoảng 20 cuốn của con gái trên giá cho
đi. Bởi vì
văng vẳng bên
tai luôn là câu nói đầy thôi
thúc của Cha
Giuse Nguyễn Thể Hiện giảng tĩnh tâm mùa chay vừa rồi:“Cái áo 2 năm các
con để trong
tủ không
mặc là
cái áo nợ của người nghèo; cuốn sách để trên giá không đọc là cuốn sách còn nợ những người đói chữ”
Tôi vẫn tin rằng nếu Hội đồng Giám mục Việt Nam quyết tâm coi việc xây dựng tủ sách, hoặc thư viện cho các giáo xứ là một chủ trương lớn thì có lẽ chỉ cần 5 năm toàn bộ các giáo xứ trên lãnh thổ Việt Nam sẽ có tủ sách để cho bất cứ ai muốn đọc sẽ có cơ hội đến mượn đọc. Nhưng trước khi chờ đợi những chủ trương lớn lao hơn, chỉ với khoảng 4 triệu đồng, tất cả chúng ta có thể bắt đầu xây dựng được những tủ sách cho quê hương, giáo xứ của mình.
Xin hãy đóng tủ, gửi tiền đến nhà sách và mua sách gửi về cho các giáo xứ. Nơi đó còn bao nhiêu trẻ em đói sách. Trong khi ở đô thị nhiều bữa ăn gọi ra thừa mứa thì nhiều trẻ em nông thôn thèm đọc sách ngấu nghiến đến chữ cuối cùng.
Để
được tư vấn xin vui lòng email về địa chỉ: sachgiaoxu@gmail.com
Hoặc
ghé thăm Nhóm tại địa chỉ: https://www.facebook.com/groups/sachchogiaoxu
Chắc chắn tủ sách giáo xứ sẽ phát triển nhanh hơn cả tủ sách dòng họ!
ReplyDeleteHay quá, không có cách nào mở mang dân trí tốt hơn là mở tủ sách cho dân.
ReplyDeleteCác bác đang làm những việc tốt nhưng chính quyền thì không thích . Họ thích ngu dân để trị mà.