Đêm qua mình mới đi nghe một buổi đọc thơ lạ và thật thú vị. Nhà Triết Học Nguyễn Hoàng Đức đã đọc trường ca Thần học của mình. Buổi sinh hoạt thú vị này là hình thức đưa thơ trực tiếp vào công chúng qua chính tác giả là người thể hiện, một hình thức sinh hoạt có hàng ngàn năm nay đã được làm sống lại trong khuôn viên của một ngôi nhà cổ ở ngay những phố cổ Hà Nội.
Ngước Lên Cao (có thể là trường ca thần học đầu tiên của Châu Á ) được tác giả thể hiện trong một không gian nhỏ nhưng thật ấm cúng, trang nghiêm. Cách bài trí tôn vinh Thiên Chúa rõ rệt bằng thánh giá kết bằng hoa hồng và nến ! Đây là một buổi đọc thơ hiếm hoi và dưới một hình thức lạ trong xã hội hôm nay. Nó là mầm non sáng tạo đang nhú lên trong một xã hội dân sự ngày càng được hình thành.
Nhà Thơ Nguyễn Quang Thiều giới thiệu Nguyễn Hoàng Đức, Ông cổ súy cho vấn đề tranh luận, đối thoại trong tinh thần tôn trọng. Những cuộc tranh luận giữa nhóm bạn bè các ông đã kéo dài hơn 20 năm. "Cây bàng nơi mọi người ngồi chung với nhau giờ đã trở thành một cây cao tỏa bóng, bao nhiêu ý tưởng tốt đẹp đã ra đời từ những cuộc tranh luận đó".
Nhà thơ Vi Thùy Linh nói về "Tầm vóc" của Nguyễn Hoàng Đức và buổi đọc thơ với những ngôn ngữ lạ. Bà đồng ý rằng cách tổ chức này cũng như nhiều ngàn năm trước người ta vẫn thường làm, đọc trực tiếp cho công chúng nghe. Còn tầm vóc so với các sự kiện tổ chức của cho thơ của bà thì chỉ bằng 1/20. Bà hỏi một câu, nhưng sau khi hỏi vội quá đi trả lời điện thoại, Nguyễn Hoàng Đức cũng không trả lời vì nghĩ rằng câu hỏi đó không đại diện cho những thính giả.
Nhà Thơ Xuân Anh chất vấn về việc Nguyễn Hoàng Đức sao chỉ nói về ánh sáng mà không nói về bóng tối. Vì đôi khi người ta biết được sự thiện qua cái ác. Nguyễn Hoàng Đức đồng ý và bảo: "Có thể nói về con dao và cũng có thể mô tả vết chém mà biết độ sắc của con dao". Ông cũng có nhắc đến Kinh Thánh và cả Freud.
Nhà văn Sương Nguyệt Minh hỏi thẳng "tầm vóc của Nguyễn Hoàng Đức trong khu vực và trên thế giới, và bảo ông hôm nay không thể trốn tránh về việc định vị mình. Tất nhiên, với tất cả sự chân thành vốn có Nguyễn Hoàng Đức khẳng định mình là nhà Triết học "Hàng đầu Châu Á". "và đó là cách nói của người có văn hóa, còn không ai tự nhận mình là Số 1 cả". Ông nói thêm.
Khán giả lắng nghe chăm chú và chất vấn rất mãnh liệt. Một số người quan tâm và đánh giá cao tập thơ: "Kẻ hành hương từ đời đến thơ" và nhân vật Homes mà Nguyễn Hoàng Đức đã xây dựng nên trong thơ của ông hơn là Trường ca Ngước Lên Cao vì cho rằng đó chỉ là sự mô tả lại của sách Sáng Thế và chuyển tải bằng thơ.
Nhà văn Võ Thị Hảo nói về sự hồn nhiên, cái đẹp và thái độ thực sự dấn thân cho cái đẹp của Nhà văn, nhà Triết học Nguyễn Hoàng Đức.Chị cũng không quên nhắc nhở Nguyễn Hoàng Đức đã hơi "bạo động" khi tranh luận. Nhưng thực ra đó chỉ là những bạo động ngôn từ và những người quen tranh luận thì thấy việc đó cũng rất dễ thương, nhờ sự quyết liệt trong lý thuyết tranh luận như vậy mà nhiều ý tưởng độc đáo đã ra đời. .
Nhóm anh em phóng viên báo chí tác nghiệp cho một buổi đọc thơ tuy ít người nghe nhưng rất chất lượng, được tổ chức ấm cúng, trang nghiêm.
Cùng tác giả và nhà văn Võ Thị Hảo. Vượt lên trên những tranh luận về tầm vóc, cá nhân tôi với tư các là một Kito Hữu và "ngay tại thời điểm nghe đọc Ngước Lên Cao" Tôi thấy Nguyễn Hoàng Đức là Số Một Thế giới.
Đoạn Video diễn văn mở đầu của Nhà Thơ
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=nj_sUGepM78
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=nj_sUGepM78
No comments:
Post a Comment