Monday, December 10, 2018
Saturday, November 17, 2018
TRÍCH THƯ GỬI HIỀN VIẾT NHỮNG NGÀY ĐẦU TRONG TRẠI
"Lâu lắm rồi anh mới có cảm giác yên bình và cẩn thận cầm bút ghi thư về thăm em và gia đình. Những đau khổ và xúc động đang dần qua đi, trong anh giờ đã xuất hiện một tâm trạng thiền định, ổn và vững chắc. Tự bản thân cuộc đời anh đã là phong ba, bên anh em đã quen với sóng gió nên anh tin em cũng sẽ đi qua cuộc đời chìm nổi này, mà trước hết là giai đoạn khó khắn này, thật tốt.
Ngay chiều tối hôm kia (thứ năm ngày 12/6) hàng loạt lãnh đạo trại đã đột ngột xuất hiện tại bệnh xá đọc lệnh đưa anh đi chấp hành án. Xe đi suốt cả đêm và hơn nửa ngày thứ 6, đúng 14h30’ ngày 13/6/2014 thì anh được đưa đến trại mới là: Trại giam An Điềm, thuộc xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây Nam.
Anh được đưa vào đội 18K2, ở trong một khu giam riêng với 10 người án phạm tội thuộc Chương “Xâm phạm An ninh Quốc gia” hay còn gọi là tù Chính trị. Ở đây có 5 buồng nhỏ, mỗi buồng có 2 người. Anh ở chung với 1 người có tên là Trần Quân trong vụ án “Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn”. Bạn cùng phòng là người trẻ tuổi, hiểu biết và nhiệt tình. Hai anh em đang làm quen dần với nhau. Trong khu này còn có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng, bị án 6 năm và đã sắp trở về, chỉ có anh Nghĩa là người Miền Bắc và bọn anh cũng có biết nhau ở ngoài nên cũng có người trò chuyện ban đầu.
Khu giam anh là 1 khu riêng, xây tường bao cách biệt với tù thường phạm cho nên không gian chật chội, tù bức nhưng điều kiện sống trong phòng và con người sống cùng thì tốt hơn tù thường phạm. Cán bộ quản lý cũng có văn hóa và am hiểu tâm lý tù nhân hơn. Nói chung anh thấy cũng bức bối vì nghĩ đi trại lớn thì không gian phải “lớn” hơn nhưng hoá ra rất nhỏ. Mặt khác trước khi đi anh được tạo điều kiện tốt hơn ở Hỏa Lò nên đến chỗ này anh thấy khá tệ. Tuy nhiên, anh nghĩ là mình sẽ thích nghi được. Như anh thường nói “tinh thần là quan trọng, tinh thần không thể chết”. Thực tế, thể xác anh bị cầm tù nhưng không ai trói buộc được tinh thần của anh. Em hãy coi và tin là anh đang tự do vì anh đang tin và sống như thế, luôn là như vậy em ạ.
Trại này nằm ở vùng núi khô cằn và ít cây xanh, thời tiết lại nóng bức nên ban đầu anh cũng thấy “nóng trong người” nhưng anh tin là sẽ và có lẽ cũng buộc phải quen dần vì thay đổi, nếu đấu tranh, cũng không thể trong thời gian sớm được. Ưu tiên nhất của anh trong 12 tháng tới vẫn là sức khỏe và tích lũy thêm kiến thức nên anh sẽ chấp nhận thiệt thòi chứ cũng hạn chế “lên gân” để đòi hỏi. Anh sẽ cương nhu kết hợp để tương nhượng, tôn trọng nhau để sống bình an. Phần anh tạm thời là như vậy...."
Wednesday, September 19, 2018
VIẾT CHO NGÀY SINH RA
Sẽ có một lúc nào đó trong đời bạn tự hỏi “Tại sao tôi được/bị sinh ra giữa cuộc đời này, giữa nơi này – Việt Nam? ” Câu hỏi mang hơi hướng thần học đầy khoắc khoải của loài người luôn hiện hữu. Ta từ đâu tới, ta là ai bây giờ và ta sẽ đi đâu ?.
Như tôi nhiều lần đã hỏi: “Việt Nam từ đâu tới,
hiện đang ra sao và sẽ đi về đâu ?” Nhiều lúc tôi nghĩ: Nếu đêm đó Bố mình
không “Ở” cùng mẹ; nếu đêm đó chiếc giường nghiêng.... liệu 3 triệu con kia có
vượt một quãng đường 20 cm mà nhanh hơn một tốc độ một chiếc máy bay siêu thanh
so với kích thước của nó để đến với Trứng mẹ. Để rồi giữa hàng triệu con kia,
có một quán quân làm ra tôi bây giờ ?.
Nhiều lúc tôi cũng nghĩ gần 100 triệu dân
này, đều là những quán quân đang tồn tại giữa dương gian, sẽ về đâu khi thể chế
chính trị, do một vài người lại định đoạt toàn bộ hướng đi, chậm như rùa hoặc/và
mang màu sắc phản động. Hoặc đơn giản, một ông vua trong quá khứ đã làm điều
gì, tốt hay xấu tuỳ nhân gian luận bàn, nhưng khác đi, thì Việt Nam ta giờ ra
sao ?. Liệu có một số phận được định đoạt từ trước khi sinh ra và vai trò của sự
cố gắng sẽ đi đến đâu. Giàu hay nghèo, giỏi hay dốt, tự do hay lao tù... được đặt
ra và vận hành thế nào trong cuộc sống ở trần gian này.
Các bạn ạ, tôi có một thông điệp thật tự đáy lòng. Đó là nếu tôi thọ bằng bố mình thì chỉ 8 năm nữa tôi lìa xa xứ sở mặt trời này. 8 năm không bằng số tù còn lại của anh Trần Huỳnh Duy Thức và chỉ hơn 1/3 số án tù mà Chú tôi – Tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng – sẽ phải trải qua. 8 năm sẽ trôi qua như một giấc ngủ trưa khi cá nhân mình vui, một niềm vui nho nhỏ giữa gia đình. Nhưng 8 năm cũng là đằng đẵng đợi chờ khi đếm từng ngày dài sau song sắt vì đấu tranh cho một Việt Nam tốt đẹp hơn.
8 năm nữa tôi bằng tuổi Bố khi ra đi. Con tôi đã quên mặt Bố tôi và đến lúc nó cũng không thể dự những lần giỗ nữa. Nhưng đâu đó các cháu vẫn nhớ “Ngôi nhà Ông Hoàng xây, Cái cây Ông Hoàng trồng và Bài thơ Bố đang đọc là của Ông Hoàng”. Nghĩa là Bố tôi chỉ là cát bụi, đã là cát bụi và sẽ là cát bụi nếu Bố tôi không có những giá trị cài cắm giữa đời thường. Chúng ta rồi sẽ qua đi chẳng để lại gì, trống rỗng như một ổ cứng mới nhưng không dữ liệu. Nhưng cũng còn đó, vô số ổ cứng, cũ mà đầy dữ liệu, đó là lúc chúng ta đang sống, và vẫn sống dồi dào với thế hệ mai sau. Chúng ta chạm trán với thách thức, với đau khổ mênh mông để thấy mình tốt hơn. Âu đó cũng là thách thức mà Thượng đế ban cho loài người và tôi luôn tin rằng thử thách đến chỉ làm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tôi đã từng ngồi tù 3 lần vì những điều tôi cho là tốt đẹp, đã từng sải cánh rộng dài giữa bầu trời bao la hay biển khơi ngàn trùng sóng vỗ. Tôi đã đi khắp 5 châu lục để rồi bất lực lê bước trong một khuôn viên hạn hẹp 16 m2 của nhà tù. Khi mấy ngày trước đây tôi ký được hợp đồng với giá làm việc 175 USD/giờ nhẹ tênh từ một nhà tư bản, là lúc tôi nhìn rõ nhất sự nghèo khổ của đồng bào khi đang sống chỉ vài USD/ngày. Năm 2012, chỉ một ngày sau khi tôi tự hào viết lên Facebook rằng “Trong nhà đầy bạn và trên bàn đầy rượu” là lúc tôi thấm đẫm nỗi cô đơn - nỗi cô đơn vĩ đại - gặm nhấm tâm hồn từng ngày, từng ngày trong chiều kích hun hút như hố sâu thăm thẳm của tư tưởng. Tôi yêu cuộc sống này vì những sự khác biệt từ trong nguyên lý. Tôi đấu tranh cho đa nguyên vì tôi cảm nhận được vẻ đẹp của trăm hoa.
Các bạn ạ, tôi có một thông điệp thật tự đáy lòng. Đó là nếu tôi thọ bằng bố mình thì chỉ 8 năm nữa tôi lìa xa xứ sở mặt trời này. 8 năm không bằng số tù còn lại của anh Trần Huỳnh Duy Thức và chỉ hơn 1/3 số án tù mà Chú tôi – Tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng – sẽ phải trải qua. 8 năm sẽ trôi qua như một giấc ngủ trưa khi cá nhân mình vui, một niềm vui nho nhỏ giữa gia đình. Nhưng 8 năm cũng là đằng đẵng đợi chờ khi đếm từng ngày dài sau song sắt vì đấu tranh cho một Việt Nam tốt đẹp hơn.
8 năm nữa tôi bằng tuổi Bố khi ra đi. Con tôi đã quên mặt Bố tôi và đến lúc nó cũng không thể dự những lần giỗ nữa. Nhưng đâu đó các cháu vẫn nhớ “Ngôi nhà Ông Hoàng xây, Cái cây Ông Hoàng trồng và Bài thơ Bố đang đọc là của Ông Hoàng”. Nghĩa là Bố tôi chỉ là cát bụi, đã là cát bụi và sẽ là cát bụi nếu Bố tôi không có những giá trị cài cắm giữa đời thường. Chúng ta rồi sẽ qua đi chẳng để lại gì, trống rỗng như một ổ cứng mới nhưng không dữ liệu. Nhưng cũng còn đó, vô số ổ cứng, cũ mà đầy dữ liệu, đó là lúc chúng ta đang sống, và vẫn sống dồi dào với thế hệ mai sau. Chúng ta chạm trán với thách thức, với đau khổ mênh mông để thấy mình tốt hơn. Âu đó cũng là thách thức mà Thượng đế ban cho loài người và tôi luôn tin rằng thử thách đến chỉ làm cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tôi đã từng ngồi tù 3 lần vì những điều tôi cho là tốt đẹp, đã từng sải cánh rộng dài giữa bầu trời bao la hay biển khơi ngàn trùng sóng vỗ. Tôi đã đi khắp 5 châu lục để rồi bất lực lê bước trong một khuôn viên hạn hẹp 16 m2 của nhà tù. Khi mấy ngày trước đây tôi ký được hợp đồng với giá làm việc 175 USD/giờ nhẹ tênh từ một nhà tư bản, là lúc tôi nhìn rõ nhất sự nghèo khổ của đồng bào khi đang sống chỉ vài USD/ngày. Năm 2012, chỉ một ngày sau khi tôi tự hào viết lên Facebook rằng “Trong nhà đầy bạn và trên bàn đầy rượu” là lúc tôi thấm đẫm nỗi cô đơn - nỗi cô đơn vĩ đại - gặm nhấm tâm hồn từng ngày, từng ngày trong chiều kích hun hút như hố sâu thăm thẳm của tư tưởng. Tôi yêu cuộc sống này vì những sự khác biệt từ trong nguyên lý. Tôi đấu tranh cho đa nguyên vì tôi cảm nhận được vẻ đẹp của trăm hoa.
Sau 3 năm làm ruộng, tuần trước lần đầu tôi lấy
lại phong độ, đi đến 2 tỉnh và có 5 cuộc gặp trong 1 ngày. Dọc đường về tôi nói
với nhà văn Hoàng Minh Tường rằng: "Nhớ anh Thức quá". Bởi vì chúng
ta sống là sống với không gian và sống với cộng đồng. Cùng một đơn vị thời gian
nhưng nếu chúng ta đi nhiều nơi hơn, gặp nhiều người hơn nghĩa là ta đã sống được
dồi dào và đầy đủ hơn. Đã trải qua thời gian đó, tôi hiểu anh Thức xứng đáng và
khát khao tự do như thế nào. Càng nghĩ càng cảm phục anh bởi vì anh sẵn sang chấp
nhận tiếp tục trong một không gian chật hẹp và với sự cô đơn của riêng mình.
Càng nghĩ về con người và cuộc đời, về những gì đã trải qua, về những ngày qua và sắp tới, về lý do mình tồn tại trên cuộc đời này. Ngay tại đây, bây giờ và mãi mãi. Tôi tạ ơn Chúa ! Lẽ ra tôi đã “là không đời đời” nhưng Ngài đã cho con sự sống này. Ngài còn cho con tất cả các cung bậc của sự sống, những khoảng khắc yêu thương riêng tư với người thân và những khoảng khắc ngập tràn sự xôm tụ cộng đồng.
Vẫn là tôi bây giờ, bên chiếc đàn Piano, với người vợ hiền và những đứa con. Nhưng cũng vẫn là tôi ngay lúc này, tại đây, có một dòng chữ của người bạn hiền ghi trong cuốn sách mới tặng để “Cho những tuyên ngôn mới, hành động mới vì một Việt Nam mới của những con người mới”.
Xin cám ơn tất cả. Tôi thành kính tạ ơn Tạo hoá lớn lao đã cho tôi sinh ra giữa cuộc đời này. Cám ơn vợ Hiền vì một đêm qua, với rượu vang và từ điển, thảo luận đến tận 12h khuya. Cám ơn các học trò hôm nay, là nguồn cảm hứng cho thầy hùng biện về một thế hệ Việt Nam đang lớn từng ngày. Cám ơn cuộc đời vì những gì đã qua và đang tới. Và trong ngất ngây hôm nay tôi nhớ đến thời gian tù ngục. Cực kỳ tự do trong nhà tù lớn, tôi cất tiếng ngâm nga đọc một bài thơ tôi làm nhân ngày sinh nhật năm 2014 trong nhà tù nhỏ An Điềm – Quảng Nam:
Càng nghĩ về con người và cuộc đời, về những gì đã trải qua, về những ngày qua và sắp tới, về lý do mình tồn tại trên cuộc đời này. Ngay tại đây, bây giờ và mãi mãi. Tôi tạ ơn Chúa ! Lẽ ra tôi đã “là không đời đời” nhưng Ngài đã cho con sự sống này. Ngài còn cho con tất cả các cung bậc của sự sống, những khoảng khắc yêu thương riêng tư với người thân và những khoảng khắc ngập tràn sự xôm tụ cộng đồng.
Vẫn là tôi bây giờ, bên chiếc đàn Piano, với người vợ hiền và những đứa con. Nhưng cũng vẫn là tôi ngay lúc này, tại đây, có một dòng chữ của người bạn hiền ghi trong cuốn sách mới tặng để “Cho những tuyên ngôn mới, hành động mới vì một Việt Nam mới của những con người mới”.
Xin cám ơn tất cả. Tôi thành kính tạ ơn Tạo hoá lớn lao đã cho tôi sinh ra giữa cuộc đời này. Cám ơn vợ Hiền vì một đêm qua, với rượu vang và từ điển, thảo luận đến tận 12h khuya. Cám ơn các học trò hôm nay, là nguồn cảm hứng cho thầy hùng biện về một thế hệ Việt Nam đang lớn từng ngày. Cám ơn cuộc đời vì những gì đã qua và đang tới. Và trong ngất ngây hôm nay tôi nhớ đến thời gian tù ngục. Cực kỳ tự do trong nhà tù lớn, tôi cất tiếng ngâm nga đọc một bài thơ tôi làm nhân ngày sinh nhật năm 2014 trong nhà tù nhỏ An Điềm – Quảng Nam:
“Lòng tuyệt đối bình an trong tù ngục
Vượt lên trên hiểu biết thông thường
Song sắt cũ ngàn năm hoa vẫn nở
Sách sang trang mầm nụ cứ cựa mình”
Monday, August 27, 2018
ĐỨC TIN CỦA TÔI - BÀI VIẾT CỦA THƯỢNG NGHỊ SỸ JOHN SIDNEY MCCAIN
Để tưởng nhớ người Bạn của Tôi và của Nhân dân Việt Nam, Để hiểu rõ hơn nhân cách của một người Mỹ đáng kính, tôi chia sẻ bài viết sau đây của Thượng nghị sỹ John McCain về Đức tin. Là người có đạo, tôi thấy vô cùng quen thuộc mà xúc động trước cử chỉ vẽ Thánh giá để nhận ra nhau khi hoạn nạn.
ĐỨC TIN CỦA TÔI.
John
McCain.
Tôi
tin vào danh dự, đức tin và phụng sự cho tổ quốc và cho nhân loại. Bài học này
tôi học được từ gia đình, từ những người cùng phục vụ với tôi ở Việt Nam và từ
những người bạn Mỹ.
Đơn
cử William B. Ravnel. Ông từng phục vụ trong quân đoàn thiết giáp của Patton mà
đã tung hoành khắp Châu Âu. Tuy nhiên tôi biết ông là thầy giáo Anh văn và huấn
luyện viên bóng đá ở trường tôi. Thầy dạy Shakespeare rất hay và thầy có tài
lãnh đạo tuyệt vời khiến tôi ngưỡng mộ thầy. Thầy dạy tôi điều quan trọng nhất
là phải tuân theo quy ước danh dự của trường chúng tôi. Nếu chúng tôi luôn luôn
làm đúng theo những tiêu chuẩn trung thực và danh dự ấy thì chúng tôi có thể tự
hào về mình. Chúng tôi có thể phụng sự cho những sự nghiệp chung cao quý hơn
quyền lợi riêng của mình.
Nhiều
năm sau, tôi thấy tấm gương danh dự ở nơi bất ngờ nhất. Là người tù binh Mỹ đầy
sợ hãi ở Việt Nam, tôi bị những kẻ tra tấn tôi trói bằng dây thừng dùng để tra
tấn rồi bị bỏ mặc như thế trong căn phòng trống không để chịu đau đớn suốt cả
đêm. Vào xế chiều, một người lính gác mà tôi chưa từng bao giờ nói chuyện bước
vào phòng và lặng lẽ nới lỏng dây thừng ra để cho tôi bớt đau đớn. Ngay trước
khi trời vừa sáng, người lính gác ấy trở lại và buộc chặc dây thừng lại như cũ
trước khi những đồng chí ít nhân đạo hơn của anh lại đến. Mấy tháng sau vào buổi
sáng ngày Giáng sinh, khi tôi đứng một mình trong sân tù, người lính gác ấy bước
đến chỗ tôi và đứng kế bên tôi một lát. Rồi anh lấy dép vẽ thánh giá lên đất.
Chúng tôi đứng đấy im lặng độ đôi phút, cho tới khi người lính gác xóa hình vẽ
rồi bỏ đi.
Đối
với tôi đấy là đức tin: đức tin kết nối mà không bao giờ phân chia, đức tin nối
liền những bến bờ không thể nào nối được ở con người. Chính đức tin rằng tất cả
chúng ta đều bình đẳng và đều được Tạo hóa ban cho những quyền sống, tự do và
mưu cầu hạnh phúc bất khả xâm phạm. Tôi sẵn sàng chết để bảo vệ chính đức tin ấy.
Quyết
tâm hành động một cách danh dự và trung thực của tôi luôn luôn thúc dục tôi hoạt
động để phụng sự tổ quốc. Từ trước đến nay tôi tin rằng phương tiện để đạt đến
hạnh phúc thật sự và giá trị chân chính của con người luôn luôn được đo bằng sự
phụng sự trung thành của chúng ta cho sự nghiệp chung cao quý hơn quyền lợi
riêng của mình. Ở Mỹ, chúng ta tán dương những đức tính của người anh hùng thầm
lặng- người khiêm nhường thực hiện nghĩa vụ của mình mà không phàn nàn hay hy vọng
được khen ngợi; người lắng nghe chăm chú tiếng gọi của non sông, và khi non
sông lên tiếng, người ấy đáp lời không dè dặt, chẳng phải vì danh tiếng hay tưởng
thưởng, mà chỉ vì tình yêu tổ quốc.
Tôi
là người phụng sự kém cỏi cho tổ quốc và tôi là người hèn kém thật sự trước bao
sai lầm của mình. Tôi luôn luôn cố gắng sống theo những nguyên tắc danh dự, đức
tin và phụng sự vì tôi cũng muốn con tôi sống theo những nguyên tắc ấy. Tôi hy
vọng là tấm gương tốt cho con để khi thế hệ của họ thay thế chúng ta, họ sẽ đạt
đến những quyết định tốt hơn và tiếp tục mở đường đến công chính và tự do.
Bản tiếng Anh của Ông “The Virtues of the Quiet Hero”
do đài National Public Radio ghi ra từ buổi phát thanh vào năm 2005.
I believe in honor,
faith and service — to one's country and to mankind. It's a lesson I learned
from my family, from the men with whom I served in Vietnam and from my fellow
Americans.
Take William B.
Ravnel. He was in Patton's tank corps that went across Europe. I knew him,
though, as an English teacher and football coach in my school. He could make
Shakespeare come alive and he had incredible leadership talents that made me
idolize him. What he taught me more than anything else was to strictly adhere
to our school's honor code. If we stuck to those standards of integrity and
honor then we could be proud of ourselves. We could serve causes greater than
our own self-interest.
Years later, I
saw an example of honor in the most surprising of places. As a scared American
prisoner of war in Vietnam, I was tied in torture ropes by my tormentors and
left alone in an empty room to suffer through the night. Later in the evening,
a guard I had never spoken to entered the room and silently loosened the ropes
to relieve my suffering. Just before morning, that same guard came back and
re-tightened the ropes before his less humanitarian comrades returned. He never
said a word to me. Some months later on a Christmas morning, as I stood alone
in the prison courtyard, that same guard walked up to me and stood next to me
for a few moments. Then with his sandal, the guard drew a cross in the dirt. We
stood wordlessly there for a minute or two, venerating the cross, until the
guard rubbed it out and walked away.
To me, that was
faith: a faith that unites and never divides, a faith that bridges unbridgeable
gaps in humanity. It is the faith that we are all equal and endowed by our
Creator with inalienable rights to life, liberty and the pursuit of happiness.
It is the faith I would die to defend.
My determination
to act with honor and integrity impels me to work in service to my country. I
have believed that the means to real happiness and the true worth of a person
is measured by how faithfully we serve a cause greater than our self-interest.
In America, we celebrate the virtues of the quiet hero -- the modest man who
does his duty without complaint or expectation of praise; the man who listens
closely for the call of his country, and when she calls, he answers without
reservation, not for fame or reward, but for love.
I have been an
imperfect servant of my country and my mistakes rightly humble me. I have tried
to live by these principles of honor, faith and service because I want my
children to live by them as well. I hope to be a good example to them so that
when their generation takes our place, they will make better decisions and
continue to pave the path towards righteousness and freedom.
Subscribe to:
Posts (Atom)