Sunday, November 24, 2024

ĐẠO HẠNH TỪ CHÂU 

Kính tặng Cha Phêro Nguyễn Văn Khải, CssR

Nhà thờ cổ ngay ngắn trên bờ mà nghiêng nghiêng dưới nước chuyển động chậm dần theo chiều buông lơi. Cồn đất hiền lành đầy chim cá ngàn năm xưa giờ thấp thoáng màu cờ vàng trắng. Đường đá nhỏ ngoằn nghèo tỏa sáng bởi những câu từ bất hủ, vượt qua sinh tử, dẫn Ta và Mi đến Linh Sơn từ một vùng sũng nước. 

Ta và Mi.

Chiều Tiệc Ly hoang hoải.

Không gian man mác đầy tràn kỷ niệm. Ta bước nhẹ, run run sợ giẫm vào thời gian, sợ chạm phải không gian, sợ quá khứ không còn quyến luyến tương lai. Mi rình mò, mưu toan giết chết Ngôi Hai, phá sợi khói mỏng manh huyền nhiệm giữa Trời và Người, dùng lửa của cây bạch lạp lớn hung hãn đốt Tin mừng.

Ta và Mi song hành.

Cung Thánh sơn son thiếp vàng, rực rỡ như một ngàn sắc nắng, lộng lẫy một miền ấm cúng thâm sâu. Kiến trúc cổ đem cái rạng rỡ của nội dung, thách thức với thời gian gấp gấp và không gian nhỏ hẹp của mái vòm, bật lên nỗi đau thâm Tuần Thánh, vừa đủ tím để xướng lên niềm hy vọng. Giữa tâm là Ngã, lủng lẳng đó niềm đau và nỗi kính sợ của cả một nền văn minh đương đại.

Ta cố vùng lên. Mi theo Ta.

Ngã lần từng nếp gấp thời gian, trong hân hoan và mệt nhọc. Nơi đó không xa Ta, không xa Mi. Nó vì, cùng, với, của, trong và bởi Ngã. Ngã thấy, ngay tại đây và lúc này, sao tôn giáo lại hiện sinh đến thế, tiệm cận Huyền Cơ là một tiếng quẫy đạp của cá dưới ao, nụ cười của trẻ trong sân và lời kinh liên lỉ trên những nóc nhà. Ngã đòi buộc sự thiêng liêng của Ánh sáng, của Đường, Sự thật và là Sự sống, đơn giản như bông hoa đang nở, buồng chuối quả to đang chín, tượng thiên thần gãy ngón hay giọt nước mắt rơi khi Ngài giảng lễ.

Đạo hạnh Từ Châu!

Cha của ráng chiều yên bình đưa mình thánh, Ngài nói rằng vì Ngã muốn nên Một nên đã hiến sinh, dẫn đạo bằng hình, làm của ăn đàng cho hàng vạn sinh linh. Ta và Mi trong Ngã, đứng nhìn hoàng hôn, lắng nghe trong sâu xa âm vang của một chiều núi Sọ, miên man mê trong giờ phút sinh thì của hai ngàn năm trước. Ta và Mi trong Ngã, băng qua đại dương và núi cao truyền giáo, nghe rõ tiếng phập của máy chém trên bờ bãi sông Hồng hôm nao. Đám dân quê xác xơ chạy dọc hai bờ, khóc nức nở giữa một chiều loang lổ máu. Thủ cấp còn đây. Hang toại đạo nén chặt các linh hồn, lễ truyền chức thổi những mầm non mới nhú, lan mướt cả cỏ cây. Hồn cha xanh như gió thiên thần…

Thần khí bay là là…

Nắng nhạt dần phía xa. Giờ đã điểm cho đêm ngày giao hoan. Ta và Mi đối diện. Trước mắt là mặt hồ thẫm màu gợn sóng, vuông vức và sòng phẳng, cuồn cuộn phản chiếu trong lòng Ngã nhưng nhức tội lỗi, đay nghiến khởi đi từ sự sám hối tận căn. Sóng của thiên đường và hỏa ngục, của sa tăng và thánh thần, của thanh cao và trần tục, của dâm dục và Tam điểm, nhằng nhịt khóc lóc trong nhục thể hữu hạn Ngã ban.

Thần khí ấm cúng trườn lên…

Sau Ta và Mi, các Bà Đạo đức mệt mỏi tựa lưng vào cột đền thờ, sâu một niềm đau viên mãn, giãn nở cả một dàn bình ca. Niềm vui đạo hạnh trong đau thương tuần thánh, qua tháng ngày, xưa và nay, hiện lên trên từng đường gân thớ thịt. Dưới lớp tóc bạc trắng kia là gì mà khi mệt nhoài vì đau khổ, cả trong và ngoài, cả thể xác và tâm hồn, cảm được cả một miền ý chí trong tận hiến hy sinh. Tiếng Than ôi lê thê, âm hưởng sầu muộn của một làn điệu Ngắm Rằng xa xưa bên bàn thờ Vọng. Gia trưởng đập đầu xuống đất, thiếu nữ âu sầu như tiền đồ lệ thuộc, đấm ngực xót xa mà vẫn lấp lánh duyên tươi.

Thần khí rúc và hun đúc lửa lòng …

Các em nhỏ hồn nhiên bước qua Ta và Mi. Ngã hiện lên trên những khuôn mặt, gấp gáp bơm vào chập chững những nụ cười trẻ thơ làm rạng rỡ cả màn đêm đang đến. Sáng cả vô minh. Thời gian trôi và Mi ắt ngộ. Bến Mê kia sẽ nhường cho bờ Giác. Mi chạy tuột ra khỏi Ta, vọt lên trời và chui xuống ao. Mi thả Ta ngồi bệt trên bậc tam cấp xét mình nhớ về đoàn rước nhiều kiều nữ tung đầy hoa trước mặt. Nhớ giây phút quỳ gối rửa những bàn chân Giao Chỉ nứt toác, phong sương. Mi bỏ Ta trở về với nền đất lạnh tựa Ngã nằm sấp trong lễ tấn phong. Mi ru Ta bằng nghi lễ và thiết tha đòi thế tục.

Thần khí phục sinh trong Thụ tạo….

Những dãy nhà cổ, những hàng cột và tượng thánh, áo cũ và sách lễ Latin… Bóng hình muôn năm đó Mi mang theo lao vào bao la. Mi tan vào trong nước để làm Thủy Hoàng Đế nhưng Ngã bảo “Khởi Thủy là Lời”. Mi hòa vào bầu trời cao và sang để làm dương gian nhưng Ngã bảo “Chúa Trời là Lời”. Ngã bảo: “Mi là Ngộ Không đái vào ngón cái của Như Lai”.

Chuỗi ngày cực khổ vừa qua và đang tới. Máu và nước mắt, ánh sáng và tối tăm, vinh quang và điếm nhục, vững chãi giữa mong manh, tất cả nhòe đi trong từng lát cắt của cuộc đời. Trong sự cô đơn của Ta và Mi giữa một biển người, nghe vang vang đâu đây tiếng Ngã gọi phục sinh. Sự sống lại của Ngã trong loài thụ tạo: Ta và Mi.



Viết trong Tuần Thánh năm 2011 tại Giáo xứ Từ Châu - Hà Nội. 

Friday, July 19, 2024

 


The Legacy of Nguyen Phu Trong 


General Secretary of the Vietnamese Communist Party has just passed away; Attorney Le Quoc Quan wrote this piece to mention his time in power and his legacy. 


The Vietnamese have a saying, "Cái quan định luận,” meaning the final judgment of a person is made only when his coffin is


Now is the time to calmly reflect on the legacy of a person who held an imperial mandate and recently passed away.


A Special Person


Nguyen Phu Trong was a unique General Secretary of the Vietnamese Communist Party. If he were not a "special person," he would not have been considered a "special case" by the collective, rising above the Constitution and Party Charter for a pretty long period.


He served as General Secretary for three consecutive terms, despite Article 17 of the Party Charter stating, "The General Secretary holds the position for no more than two consecutive terms." Even when he was just the General Secretary, he represented the state in many foreign activities, despite Article 86 of the Constitution stating, "The President is the head of state, representing the Socialist Republic of Vietnam in domestic and foreign affairs."


As Deputy Foreign Minister Hà Kim Ngọc once said in a leaked audio, "Our General Secretary is equivalent to the head of state."


He was the Chairman of the National Assembly for six years. Then, he became the third person in the Party's history to simultaneously serve as General Secretary and President, following Hồ Chí Minh and Trường Chinh.


His integrity ensured him a certain degree of credibility over a long period, and he was considered a model of the "last communist," sincerely believing in the Party's eternal existence amidst a world constantly changing and a generation of officials with entirely different perspectives forming.


Personal Background


Born in 1944 in Lại Đà village, Đông Hội commune, Đông Anh district, Hanoi, in a purely agricultural family as the youngest of four siblings, he attended Nguyễn Gia Thiều High School before becoming a literature student at Hanoi University in 1963.


Perhaps no other General Secretary of Vietnam has spent their entire life studying and becoming an unparalleled expert, professor, and Ph.d in Communist Party building. He began working and joined the Party at the Communist Review in 1967 at 23 and successfully defended his doctoral dissertation in Party Building at the Institute of Social Sciences of the Soviet Union.


His political career truly blossomed when he, along with 19 others, was elected to the Central Committee of the Party in mid-1991-1996.


Not only skilled in theory as Chairman of the Central Theoretical Council for six years (2001-2006), he was also known for solving practical problems in internal Party politics, where dictatorship always accompanies strategic power movesHis Legacy: After Me, the Flood? (Après moi, le déluge)


Domestic Legacy: "Burning Furnace"


When holding the two most important positions simultaneously as General Secretary and President, he humbly quoted from "The Tale of Kieu," "Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn/Khuôn xanh biết có vuông tròn hay không" (Considering my thin fate like a dragonfly's wings / Who knows if the frame will be perfect or not).


It can be said that until his death, everything remained unfinished and not "perfect" as he wished. The personnel he built had to leave due to the "burning furnace" campaign he initiated.


He started a well-planned strategy to eliminate corrupt officials, strengthen leadership, and increase the Party's prestige. On behalf of the Politburo, he issued Decision No. 162-QD/TW to establish the Central Steering Committee on Anti-Corruption, with himself as the head.


Subsequently, the media began praising his simplicity and integrity while condemning the luxury and wastefulness of corrupt officials, creating collective outrage against those who only knew how to destroy public property and harass the people.


He used many literary images to describe the anti-corruption campaign. The most vivid description was during the 12th session of the Central Steering Committee on Anti-Corruption when he said, "The furnace is hot now; even wewood must be burned."


From then on, minor officials at the department level were brought into the furnace, followed 

by government members and Politburo members. Both the President and two Deputy Prime Ministers had to resign. The peak was when three former Central Committee members simultaneously stood trial in the Việt Á case, and within two years, Vietnam had to replace three Presidents. He struggled to find a successor, encountering only "wood" until his last breath.


On the one hand, punishing corrupt officials, and on the other, building himself as a bright example and a beacon of hope for many, especially the working class. The book "The People's and International Friends' Trust and Love for General Secretary Nguyễn Phú Trọng," published by Nhân Dân Newspaper and the National Political Publishing House, Truth, includes 263 articles, poems, letters, and telegrams praising him as a "senior leader with strategic thinking, always worrying about the people and the country, living simply, not caring about power or personal gain."


His anti-corruption campaign received widespread praise but also exposed to the public that Communist Party officials were indeed a "swarm of worms" and anyone could become fuel. He opened Pandora's box, and now evil always lurks around the highest ranks of the Communist Party.


Foreign Legacy: The Bamboo Diplomacy


Regarding foreign affairs, perhaps no one has had the opportunity to meet and interact with many East and West world leaders like Nguyễn Phú Trọng.


With six years as Chairman of the National Assembly and 12 years as General Secretary, including three years as President and General Secretary, he represented both the State and the Communist Party in many foreign activities. Over the past twenty years, he has had the opportunity to meet many world leaders.


His first significant trip was to China in 2011 after being elected General Secretary, where he met Chinese President Hu Jintao and Vice President Xi Jinping.


In July 2015, he made a historic visit to the United States. He was the first General Secretary of the Vietnamese Communist Party to be received and held talks with President Obama at the White House.


During his tenure, Vietnam ventured along a crucial path amidst rising tensions between two great powers and a world seemingly splitting into explicit factions.


Not just East and West, over the past 12 years, Vietnamese diplomacy has been vibrant, integrating profoundly and widely with the world. He encapsulated this image as "bamboo diplomacy." Currently, Vietnam has six Comprehensive Strategic Partners and 12 Strategic Partners and has signed 16 bilateral and multilateral free trade agreements.


By the end of 2023, Nguyễn Phú Trọng even invited the leaders of the two most immense world powers, Joe Biden and Xi Jinping, to the modest headquarters of the Vietnamese Communist Party at No. 1 Hùng Vương, Hanoi, to discuss and shape a long-term future for Vietnam.


Just a month ago, he received Putin at the Central Party Headquarters, marking his last 

meeting with a foreign leader. The bamboo diplomacy policy is now precarious and full of challenges for its successors in a polarized world.


Social Control and Suppression of Freedom


Unfortunately, with his great power, Nguyễn Phú Trọng did not establish a long-term systematic foundation for Vietnam. The 2013 Constitution, which was passed, still recognizes the leadership of the Communist Party, and the state economy remains the leading force. The press is regulated, and dissent is widely suppressed. Civil society is attacked, and freedom of speech is tightly controlled.


Vietnam's economy has begun to slow down, and many social institutions have faded. People once hoped for a rule-of-law state, a healthy civil society, and judicial reforms. All these hopes have nearly halted, especially freedom of the press.


Now, people are more concerned with signals from the "Central Inspection Committee" and the Anti-Corruption Steering Committee than with public arguments from the Procuracy or Courts based on the independence of a healthy judiciary.


According to Human Rights Watch (HRW), Vietnam currently has more than 160 prisoners of conscience detained for merely exercising their fundamental rights, and the human rights situation in 2023 is summarized in one word: "bleak."

What Will People Remember About Him?


The anti-corruption campaign, bamboo diplomacy, and suppression of dissent are what Vietnamese people will never forget about him.


They will also remember his "sincere beliefs" and "hopeless efforts" to build a generation of true communists amidst a society entirely of red capitalists increasingly alienated from the working class.


People will also remember his image being welcomed by Obama at the White House and 

standing alongside Xi Jinping amidst cannons and the national anthem, followed by a commitment to "share a common future" with China.

 

Wednesday, May 08, 2024

 


Chính trường Việt Nam chưa bao giờ xáo trộn dữ dội như bây giờ. Chỉ sau hơn 1 năm, hai chủ tịch nước, hai phó thủ tướng và một chủ tịch quốc hội buộc phải từ chức.

Có rất nhiều đồn đoán xung quanh sự việc nhưng dân chỉ biết đến thông báo của Uỷ ban kiểm tra Trung ương với nội dung gần như giống nhau cho tất cả những người vi phạm. Con người là khác nhau về xuất thân, tính cách, vị trí công tác và hành vi vi phạm… nhưng đảng chỉ dùng một “form” để đưa ra cho công chúng.

Tính đồng phục trong quản lý báo chí đã quay trở lại một cách đầy khiên cưỡng giữa một thế giới đang số hoá và tràn ngập thông tin. Bởi vậy tin đồn và báo chí phi chính thống tha hồ bình luận, dẫn dắt và suy đoán… Và rồi, mọi nỗ lực tìm hiểu đều dẫn đến “Các quy định của đảng”.

Các quy định của đảng? 

Chưa bao giờ các quy định nội bộ của Đảng cộng sản được các đảng viên lo lắng tìm hiểu và học thuộc như bây giờ. Chưa bao giờ Đảng công khai sử dụng các công cụ “nội bộ” để “hạ bệ” hàng loạt nhân vật cao cấp của Nhà nước một cách chóng vánh trước đôi mắt tròn xoe của nhân dân như bây giờ. Có lẽ cũng chưa bao giờ, sự chuyên chính tung ra những cú “phản công” dứt điểm và nảy lửa vào khái niệm “Nhà nước pháp quyền” và sự độc lập của nền tư pháp như hiện nay?.

Trong những năm gần đây, càng bị bế tắc về lý luận soi đường, Đảng cộng sản Việt Nam càng cực đoan chui sâu vào lý luận, đồng thời xây dựng hệ thống văn bản cho riêng mình, song hành cùng một hệ thống “Quy phạm pháp luật” của Nhà nước.

Theo Quy định số 66/QĐ-TW về Thể loại, thẩm quyền và thể thức ban hành văn bản của Đảng thì Đảng cộng sản Việt nam hiện nay đang có 25 thể loại văn bản và 8 loại văn bản, giấy tờ hành chính. Một hệ thống cơ quan của Đảng vẫn trải dài từ Trung ương đến địa phương, từ thành thị đến tận các bản làng xa xôi, lũng đoạn và can thiệp vào mọi công việc của chính quyền.

Song song với hàng loạt quy định của Đảng được ban hành, thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng còn kịp hoàn thiện được một số tác phẩm dày cộm của mình, trở thành “nền tảng lý luận cho công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong giai đoạn mới”.

Ba vũ khí quan trọng để hạ bệ nhau

Từ năm 1980, Đảng cộng sản Việt Nam đã học theo mô hình Liên Xô, đưa Điều 4 vào Hiến pháp, cho phép Đảng cộng sản “lãnh đạo Nhà nước và Xã hội”. Dựa vào đó, Đảng bắt đầu đưa ra các quy định của riêng mình, để len lỏi điều hành toàn bộ cả quốc gia.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng đã “nấp mình trong dân” và lãnh đạo một cách khéo léo qua các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước nhưng gần đây, khi xung đột càng cao lên, số lượng đảng viên lớn và khả năng quản trị khó khăn hơn giữa một thế giới “phẳng hơn”, Đảng đã đưa ra các loại văn bản của mình để quản lý, điều hành và “kỷ luật” lẫn nhau một cách công khai và bài bản hơn.

Bộ ba “đao kiếm” được tung ra gần đây nhất để hạ bệ nhau là:

  • Quy định số 08/QĐ/TW ngày 25/10/2018 về Trách nhiệm nêu gương của Đảng viên
  • Quy định số 37/QĐ-TW ngày 25/10/ 2021 về những Điều đảng viên không được làm;
  • Quy định số 41-QĐ/TW ngày 3/11/2021 về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ.

Tất cả các Quy định này đều khá ngắn, vừa mơ hồ vừa cụ thể, như những vũ khí vô cùng ảo diệu trong đánh nhau, có khả năng phình to, thu nhỏ; lúc cần thì tạo độ bao phủ lớn, sức công phá mạnh nhưng cũng có thể khoanh vùng, đánh nhẹ và sâu, chỉ cần trúng một mục tiêu nhỏ.

Trong 19 Điều đảng viên không được làm theo Quy định 37/QĐ-TW thì có những mục rất cụ thể, đọc giống như các Điều khoản trong Chương XXIII về “Các tội phạm về tham nhũng” của Bộ luật hình sự như: “Tham ô, hối lộ, nhận tiền, chạy chức, chạy quyền, đánh bạc….” (Điều 14,15); nhưng cũng có những điều rất mơ hồ đọc như một văn bản tôn giáo như: “chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức..” hoặc “thờ ơ, vô cảm với những hành vi sai trái trong xã hội, mê tín, thực hành mê tín, tổ chức tiệc cưới, việc tang xa hoa…” (Điều 18)

Quy trình đánh một “mục tiêu” là Đảng sử dụng Quy định 37/QĐ-TW dựa vào 19 Điều đảng viên không được làm để xác định hành vi vi phạm. Tiếp đến, Đảng sử dụng Quy định số 08/QĐ-TW về Trách nhiệm nêu gương của Đảng viên để quy trách nhiệm “gây dư luận xấu và ảnh hưởng đến uy tín của đảng” rồi cuối cùng rút ra Quy định số 41/QĐ-TW, buộc phải từ chức hoặc đối mặt với Pháp luật của Nhà nước.

Để làm được điều đó, Bộ Công an luôn theo dõi và khởi tố, bắt tạm giam các lãnh đạo công ty sân sau, thu thập bằng chứng để sẵn và tiến hành mặc cả. Cần “nhẹ” thì bỏ qua, nếu “cương” thì thọc lên khai trừ, bắt, xét xử, kết án tù theo Luật hình sự.

Áp dụng cho tất cả cán bộ 

Lẽ ra, các văn bản này chỉ là công cụ nội bộ của Đảng cộng sản để giám sát và kỷ luật lẫn nhau trong đảng, nhưng Điều 1 Quy định số 41-QĐ/TW ghi rõ “Áp dụng đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị” nghĩa là áp dụng cho toàn bộ đất nước, trên mọi vị trí mà đảng viên đang nắm giữ, dù là vị trí dân sự được dân bầu.

Điều 3 của Quy Định 41/QĐ-TW minh định “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ”, nghĩa là từ một nhân viên cấp thấp nhất cho đến vị trí lãnh đạo nhà nước cao nhất đều bị đảng “lãnh đạo và quản lý”.

Thời gian trước, Quốc hội đã từng bàn về việc dân được trực tiếp bầu ra trưởng thôn, nhưng không lâu sau đó Nghị quyết liên tịch (số 09/2008/NQLT-CP-UBMTTQVN) đã khoá trái điều này bằng cách Quy định mọi ứng viên phải được báo cáo với Chi uỷ Chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1-2 người).

Như vậy, bằng Quy định nội bộ của mình, Đảng cộng sản đã tước lấy quyền lực trong tay nhân dân, tự chọn cho nhân dân những người lãnh đạo, từ cấp thôn cho đến chủ tịch nước. Đảng đã công nhiên đứng trên pháp luật Việt Nam, cao hơn ý chí và nguyện vọng của nhân dân, tự chọn rồi lại tự phế truất.

Nhân dân chỉ biết đứng nhìn như xem Tivi mà không được biết lý do. Rõ ràng nhân dân không thể không hoang mang khi chỉ cách đây hơn 2 năm, vào ngày 31/3/2021, ông Vương Đình Huệ đã được 100% Đại biểu quốc hộicó mặt bầu làm Chủ tịch quốc hội. Các cơ quan truyền thông khi đó đều đồng loạt ca ngợi ông Huệ như một niềm hy vọng cho đất nước, dẫn dắt “cơ quan quyền lực cao nhất” đến những cải tổ pháp lý quan trọng.

Nhưng rồi, cũng chính ông, nếu không từ chức chắc chắn sẽ đối mặt với những hậu quả nặng nề hơn và báo chí có thể bắt đầu viết về ông như những tên tội phạm. Hàng loạt câu hỏi nhức buốt cứ vương vấn trong đầu những người còn suy tư về đất nước rằng thực tế ông đã phạm vào điều gì?

Rút súng bắn vào chân mình

Đã một thời chúng ta nói rất nhiều về xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp nhưng nó thực sự đã bị quy định của đảng và cả các tác phẩm của ông Nguyễn Phú Trọng chặn đứng lại. Ông Trọng đã kiên quyết gắn cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” và “đảng lãnh đạo Nhà nước pháp quyền” trong các tác phẩm của mình, sáng tạo và làm lây lan một loại vi rút “nội quy” trong toàn bộ đảng viên đang giữ chức vụ.

Việc “sản xuất vũ khí” là công tác quan trọng nhưng cũng nguy hiểm. Trong khi say sưa đưa ra các quy định nội bộ của riêng mình tưởng như để làm “trong sạch” và vững mạnh đảng của mình, Ông Nguyễn Phú Trọng đã đặt toàn đảng trước một nguy cơ vô tiền khoáng hậu khi các “vũ khí pháp quy” đang vượt khỏi tầm kiểm soát và được sử dụng lung tung.

Với tư cách là đảng trưởng, ông đã tự rút súng bắn vào chân mình khi nhóm lửa, Ông không thể ngờ được rằng hàng loạt Uỷ viên Bộ chính trị có thể ra đi và toàn bộ bộ máy cán bộ công chức như “đóng băng” vì sợ như bây giờ.

Nghiêm trọng hơn, Nhân dân và doanh nghiệp sẽ luôn tự hỏi “điều gì đang xảy ra” trong “Hội kín đó” và tương lai thực sự sẽ ra sao?

 


Chính quyền Việt Nam có thể thúc đẩy rất nhanh quá trình nâng cấp quan hệ ngoại giao đầy đủ với Toà thánh Vatican, và chuẩn bị cho một chuyến đi của Đức Giáo hoàng Francis, nhưng tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn luôn là một vấn đề lâu dài và sẽ không có nhiều tiến bộ trong thời gian tới. 

Theo lời mời của Hội đồng Giám mục Việt Nam, Đức Tổng giám mục Paul Gallagher, Bộ trưởng ngoại giao Toà thánh (Secretary for the Relation with States and Organization of the Holy See) đã đến thăm Việt Nam.

Chuyến công du của Ngài kéo dài 6 ngày, từ 9 đến 14 tháng 4 năm 2024.

Trang tin của Hội đồng Giám mục Việt nam cho biết Đức Tổng giám mục Gallagher sẽ gặp Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, hội kiến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, chào thăm lãnh đạo Bộ Nội vụ, Ban tôn giáo Chính phủ.

Ngài cũng sẽ cử hành 3 thánh lễ tại Hà Nội, Huế, Sài gòn và đi thăm Bệnh viện Nhi trung ương. Trước khi kết thúc chuyến thăm, Ngài sẽ có một cuộc gặp chung với toàn thể Hội đồng Giám Mục Việt Nam (bao gồm ít nhất 27 Giám mục thuộc 27 Giáo phận tại Việt Nam)

Đây là chuyến thăm đầu tiên ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao Toà thánh Vatican đến Việt Nam.

“Chương mới” cho cả Vatican và Việt Nam 

Việt Nam và Vatican chưa bao giờ có quan hệ ngoại giao đầy đủ và cũng chưa có một Đức Giáo Hoàng nào đến thăm Việt Nam trong suốt chiều dài hơn 400 năm truyền giáo mặc dù rất nhiều lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đã đến Vatican.

Kể từ khi những người cộng sản lên cầm quyền, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Toà thánh Vatican cơ bản phụ thuộc vào phía Việt Nam. Ngay trong những thời kỳ Việt Nam bị cô lập nặng nề, chính quyền vẫn kiên quyết hạn chế tự do tôn giáo và tỏ ra lạnh nhạt với mọi mối quan hệ với Vatican.

Chính quyền coi “Vatican” như một thế lực tôn giáo “hắc ám”, gắn liền các hoạt động truyền giáo với sự xâm lăng của ngoại bang hơn là một quốc gia hữu thần nhân ái. Các hoạt động tuyên truyền chống lại các tôn giáo nói chung, công giáo nói riêng, rất đậm nét trong những sinh hoạt ở Miền Bắc Việt nam kể từ 1954 và cả nước kể từ 1975.

Cá nhân tôi khi còn nhỏ đi học thường bị bạn bè “đọc vè nhạo báng Chúa” và thầy cô thì thuyết phục “bỏ đạo để vào đoàn”. Rất nhiều người Công giáo tự nguyện hoặc buộc phải ghi “không” trong mục tôn giáo ở chứng minh nhân dân. Chính vì vậy, con số thống kê về số lượng người Công giáo ở Việt Nam giữa chính quyền và giáo hội có khác nhau.

Sau những nỗ lực kiểm soát hoàn toàn giáo hội Công giáo theo mô hình Trung Quốc không thành công, chính quyền đã mềm mỏng và mở ra những kênh đối thoại mới với Vatican. Một Tổ công tác hỗn hợp của 2 bên được thành lập với khoá họp đầu tiên vào ngày 16/2/2009.

Trong suốt 14 năm với IX vòng họp nhưng vẫn không có những đột phá về ngoại giao cho đến cuộc gặp lần thứ X vào ngày 31/3/2023 tại Vatican do 2 thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng (Việt Nam) và Đức ông Miroslaw Wachowski đồng chủ trì, đã có những tiến bộ vượt bậc. Đó là lúc hai bên đã nhất trí được về “Quy chế hoạt động của Đại diện Thường trú Toà thánh Vatican và Văn phòng Đại diện thường trú của Toà thánh tại Việt Nam”.

Sau đó, vào ngày 31/2/2024, Đức Tổng giám mục Mareck đã đến Hà Nội để bắt đầu nhận nhiệm vụ của mình. Chỉ sau 2 tháng hiện diện tại Việt Nam, Ngài đã phối hợp cùng các cơ quan liên quan của Việt Nam để tổ chức chuyến đi cho Ngoại trưởng Vatican lần này.

Triển vọng về một chuyến tông du 

Mục đích chuyến thăm của Ngoại trưởng Vatican lần này là để “tăng cường quan hệ” và chuẩn bị cho một chuyến đi ở cấp cao hơn. Có thể bước tiếp theo là chuyến viếng thăm của Hồng Y Quốc Vụ Khanh Toà Thánh Pietro Parolin (Cardinal Secretary of State of Vatican City) và/hoặc sau đó là một chuyến tông du của Đức giáo Hoàng Francis.

Đây không chỉ là bước tiến về ngoại giao của Việt Nam mà cũng là một bước đi đặc biệt của Vatican khi thiết lập quan hệ ngoại giao với một quốc gia cộng sản vô thần ở Châu Á đang “chia sẻ tương lai chung” với Trung Quốc, một đất nước từ lâu đã cắt đứt quan hệ với Vatican và đặt Giáo hội Công giáo chính thống vào diện “hầm trú”.

Vatican vẫn luôn luôn có chủ trương mong muốn tìm kiếm lợi ích cho các tín hữu của mình trên khắp thế giới và mong muốn về một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng đến Việt Nam là có thật khi Ngài nói:“Đó là vùng đất đáng để tới, nơi tôi rất cảm mến”. Lời mời về một chuyến viếng thăm đã được đưa ra và Đức Giáo Hoàng đã nhận lời. Ngài còn nói mong muốn đến thăm Việt Nam “sớm nhất có thể”.

Mặc dù cho đến nay, Toà thánh và Việt Nam đều chưa chính thức loan báo về chuyến viếng thăm vào tháng 9 năm nay, nhưng Vatican đã thông báo về một chương trình đi thăm Đông Nam Á vào tháng 9 với ít nhất 3 điểm đến là Indonesia, Đông Timor và Papua New Guinea… và theo Đức Tổng giám mục Paul Gallagher thì Việt Nam có thể là nằm trong chuyến tông du của Ngài đến các quốc gia Châu Á này. Chuyến đi này của Ngoại trưởng là để “dọn đường” cho một chuyến Tông du trở thành hiện thực.

Những trở ngại còn đó 

Còn đầy dẫy những trở ngại và hạn chế về tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Về tổng quan, Việt Nam vẫn là đất nước do một đảng cộng sản lãnh đạo với học thuyết Mác-Lê Nin làm chủ đạo. Những người cầm quyền đã một thời thường xuyên trích lời Karl Marx, coi tôn giáo là “thuốc phiện của nhân dân”.

Người Công giáo vẫn được coi là “công dân hạng hai” khi họ không được tham gia vào một số ngành đặc biệt như: bảo mật, hàng không và công an. Riêng đối với ngành quân đội thì không bị cấm nhưng chỉ được phát triển đến một mức độ (ví dụ: không bao giờ được lên cấp tướng).

Các tổ chức tôn giáo, các giáo xứ hiện nay vẫn chưa được coi là một pháp nhân, không thể mở tài khoản, nhận và chuyển tiền. Giáo hội Công giáo vẫn bị giới hạn thực hành công việc bác ái, xã hội bao gồm cả giáo dục và y tế mặc dù luật pháp đã quy định. Hàng loạt hồ sơ tranh chấp đất đai trên khắp ba miền vẫn chưa được giải quyết.

Điều 55 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo chỉ quy định một câu các tổ chức Tôn giáo“Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật” nhưng không có hướng dẫn về điều này. Nghị định 162/2017/NĐ-CP dài dằng dặc hướng dẫn rất nhiều điều khoản của Luật, đặc biệt là thủ tục “xử lý vi phạm” và “giải tán” các tổ chức tôn giáo nhưng không có điều khoản hướng dẫn các tổ chức Tôn giáo thực hiện Điều 55.

Sau một thời gian thực thi đầy vướng mắc, Chính phủ lại ban hành Nghị định 95/2017/NĐ-CP vừa mới có hiệu lực vào ngày 31/3/2024 để thay thế Nghị định 162/2017/NĐ-CP nhưng cũng không đả động đến các hoạt động từ thiện, bác ái, giáo dục, y tế mà các tôn giáo mong muốn.

Nhiều người cho rằng việc chính quyền đưa Điều 55 vào Luật chỉ là để làm cảnh mà không hề mong muốn nó được thực hiện, tương tự như xây một chiếc cầu qua sông nhưng không xây đường lên cầu. Mục đích của việc xây cầu là để nói “chúng tôi có cầu” nhưng rõ ràng là không muốn để người dân đi qua đó.

Chính vì vậy, hiện nay chỉ có duy nhất một “Trường cao đẳng dạy nghề Hoà Bình thuộc giáo phận Xuân Lộc” là cơ sở giáo dục Công giáo và chỉ dừng ở mức dạy nghề cùng với sự hợp tác với đối tác Nhật Bản. Còn lại các tổ chức tôn giáo chỉ được dạy các lớp học tình thương cho trẻ em đường phố và vẫn luôn bị để ý, theo dõi. Chính quyền chưa bao giờ từ bỏ sự “nghi ngờ” đối với Công giáo.

Tóm lại, chính quyền Việt Nam có thể thúc đẩy rất nhanh quá trình nâng cấp quan hệ ngoại giao đầy đủ với Toà thánh Vatican, và chuẩn bị cho một chuyến đi của Đức Giáo hoàng Francis, nhưng tự do tôn giáo ở Việt Nam vẫn luôn là một vấn đề lâu dài và sẽ không có nhiều tiến bộ trong thời gian tới.

Những tiến bộ thực sự về tự do tôn giáo, nếu có, phải bắt đầu từ việc các lãnh đạo Việt Nam từ bỏ chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Học thuyết Mác-Lê Nin. Đó là một điều không thể có được trong giai đoạn hiện nay, dù có hay không một chuyến đi của Đức Giáo Hoàng trong năm nay.


 

Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị án tử hình còn ông Võ Văn Thưởng cũng coi như bị “tử hình về mặt chính trị”. 

Ngày 5/3/2024 toà án nhân dân TPHCM đưa vụ án Vạn Thịnh Phát ra xét xử, Báo chí rầm rộ đưa tin dự kiến kéo dài 2 tháng và có thể xử cả cuối tuầnvới 86 bị cáo, 10 kiểm sát viên, 200 luật sư, khoảng 6 tấn hồ sơ với hơn 1 triệu bút lục, khoảng 2,400 người liên quan.

Thế nhưng chỉ mới hơn 2 tuần Viện Kiểm Sát (VKS) đã đề nghị mức án tử hình cho Bà Lan và nhân dân đã kịp bước qua một mối quan tâm khác là Hội nghị Trung Ương Đảng và kỳ họp bất thường của Quốc Hội, với nhiều chương trình nghị quan trọng hơn, liên quan trực tiếp đến người đại diện cho chính thể quốc gia.

Với tư cách là một người nộp thuế, tôi cứ nghĩ về bà Trương Mỹ Lan làm thất thoát đến 489.000 tỷ đồng của Nhân dân; với tư cách là một công dân đã từng bỏ phiếu, tôi cứ nghĩ về ông Võ Văn Thưởng, vị Nguyên thủ quốc gia được quốc hội phê duyệt cách đây hơn 1 năm, bị Đảng “phế truất”, đứng ngoài mọi hành vi chính trị của công dân trong một nước.

Nó đặt ra cho chúng ta câu hỏi lớn hơn về mối quan hệ giữa cá nhân và Nhà nước. Làm sao Nhân dân có thể giúp xây dựng một nhà nước tốt và ngược lại có thể bảo vệ mình khỏi một Nhà nước hư hỏng?

Nhà nước sinh ra để làm gì? 

Khi còn là sinh viên Đại học luật, tôi từng đặt về câu hỏi bản chất của Nhà nước sinh ra để làm gì?.

Thực tế nhân loại không thể sống thiếu nhà nước. Nhà nước rất cần duy trì trật tự, bảo vệ quyền lợi và giải quyết xung đột. Bên ngoài, Nhà nước bảo vệ đất nước khỏi các mối đe doạ xâm lược bằng việc duy trì lực lượng vũ trang, bên trong Nhà nước thu thuế, xây dựng hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công cộng; quan trọng nhất, Nhà nước rất cần để bảo vệ tự do, cải thiện chất lượng cuộc sống trên quy mô lớn, làm cho nhân dân sống ổn định, công bằng và hạnh phúc.

Hai hình ảnh thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong thời gian này đều gắn liền với khái niệm Nhà nước và “corruption” ở tầm thể chế, dù họ ở hai vụ việc và hai vị trí khác nhau.

“Corruption” là sự hoại loạn bắt nguồn từ một trạng thái hư hỏng về đạo đức và quyền lực ở cấp Nhà nước. “Corruption” ở Việt Nam đã và đang xảy ra như là một hệ quả tất yếu rất khó tránh khỏi giữa tiền tài và quyền lực, xoắn lấy nhau dưới sự lãnh đạo của một đảng duy nhất cầm quyền tự nhận mình “là đạo đức, là văn minh”. Thực chất sự mục ruỗng như một một vết dầu loang đang lần tìm gặp ngọn lửa mon men trườn tới.

Trương Mỹ Lan - Võ Văn Thưởng: Tiền tệ và quan hệ 

Trương Mỹ Lan và Võ Văn Thưởng là hai người khác biệt ở vị trí công tác. Hai người cũng chịu trách nhiệm riêng rẽ với nhau trong hai vụ việc nhưng đều cùng sống trong một Nhà nước Việt Nam, chia sẻ một bộ luật hình sự, một Hiến pháp và một tương lai chung trong tổ quốc Việt Nam.

Đối với bà Trương Mỹ Lan, dù không giữ chức vụ gì trong SCB nhưng bà có “quyền lực chi phối, chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi hoạt động của SCB”. Theo báo Thanh niên khai thác từ cáo trạng của vụ án thì trong giai đoạn 10 năm (2012-2022) bị cáo “Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, cho vay, giải ngân 2.257 khoản với hơn 1 triệu tỷ đồng”. 

Số tiền bị thất thoát gây choáng váng với hầu hết tất cả mọi người. Gần 20 tỷ đô la trong một nền kinh tế khiêm tốn như Việt Nam thực sự vượt xa khỏi trí tưởng tượng của những bộ óc bay bổng nhất.

Câu hỏi đau buốt đối với rất nhiều người là làm sao mà một người phụ nữ bình thường lại có thể can thiệp sâu xa và rộng khắp vào hệ thống ngân hàng Nhà nước trong suốt một thời gian dài đến như vậy?. Câu trả lời là Tiền. Tiền xẻ lối giữa hai hàng quyền lực và tạo đường đi riêng của nó, không phải ít mà là 1 triệu tỷ đồng đã tìm được đường đi riêng giữa lòng xã hội.

Đối với ông Võ Văn Thưởng, từ một sinh viên ngành triết học Mác Lê-Nin, hoàn toàn mờ nhạt trước nhân dân, cứ lần lượt đi lên cao mãi, vì, như dư luận phỏng đoán, là có quan hệ. Ông thân tín với người quyền lực nhất và Ông cho rằng mình đã nhận thức “đầy đủ, sâu sắc hơn về tầm quan trọng của lòng trung thành, sự kiên định về mục tiêu lý tưởng và con đường đi tới mà Đảng đã lựa chọn”

Ngày Ông được giới thiệu và bầu làm chủ tịch nước, tôi bồi hồi xúc động khi nghe ông phát biểu “Trân trọng và ủng hộ khát vọng vươn lên của mỗi người dân”. Những ngôn từ đẹp đẽ và biết ơn được ông đưa ra như “Tôi may mắn trưởng thành trong nghĩa Đảng, tình dân.” 

“Nghĩa Đảng” mà ông đã đề cập có lẽ cũng là câu hỏi nhức nhối mà nhân dân mong được hiểu. Nó là như thế nào? Có phải nhờ niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của đảng mà đã trở thành người đứng đầu nhà nước, đại diện chính thức cho 100 triệu người dân trong cả “hoạt động đối nội và đối ngoại” một cách đơn giản vậy không?

Câu trả lời là quan hệ! Nền chính trị Việt Nam là do một đảng cộng sản lãnh đạo. Cán bộ được đảng “quy hoạch” theo sự lựa chọn. Vì vậy, “quan hệ” là trên hết. Nếu như bà Trương Mỹ Lan dùng tiền để xẻ lối, thì việc được lãnh đạo tối cao của đảng để mắt có thể be bờ đắp đập, tạo thành quan lộ thênh thang. Ngôi vương vì thế mà nằm gọn trong lòng ông.

Bị đề nghị “cách li vĩnh viễn” 

Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị án tử hình còn ông Võ Văn Thưởng cũng coi như bị “tử hình về mặt chính trị”. Bà Lan bị đề nghị cách li vĩnh viễn vì đồng tiền đã dẫn lối tiếp tay lùng bùng trong bóng tối, còn Ông Thưởng phải ra đi trong tủi nhục đắng cay, bởi hệ thống chính trị Việt Nam không được thiết kế để cho nhân dân được chọn, giám sát và sửa sai cho họ từ khi còn ở vị trí nhỏ nhất, tham nhũng ít nhất.

Hệ thống cũng được thiết kế để không một người dân nào có khả năng bảo vệ sự trong sạch của chính mình khi nhà nước trở nên “hủ bại”.

Một giọt nước trong được đưa vào lọ mực đen, không bao giờ có thể giữ và sống đúng với căn tính của mình. Ban đầu nó hy vọng là chính mình, sau đó nó nghĩ sẽ “pha loãng” cho lọ mực bớt đen, nhưng cuối cùng thì tự nó đã trở thành một phần tất yếu của lọ mực, chia sẻ một số phận và “tương lai chung”.

Nghĩ về những cuộc họp vội vàng tốn kém tiền của của Nhân dân ở thượng tầng để bàn về “Vấn đề nhân sự” đối với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; nghĩ về phiên toà kỷ lục phơi bày toàn bộ bối cảnh kinh tế và chính trị của một đất nước, tôi liên tưởng đến những show diễn phản ánh về một Việt Nam đương đại.

Nó là một show diễn về xã hội gồm hàng ngàn đại cảnh. Nó có đầy đủ các yếu tố của tiền bạc và quyền lực, kinh tế và chính trị, niềm kiêu hãnh và nỗi ô nhục ở một quy mô cực lớn. Nó là biểu hiện của một khối u khổng lồ đang di căn.

Tiếc thay trong một xã hội mà quyền tự do báo chí chỉ được xếp vị trí 178 trong tổng số 180 quốc gia trên toàn cầu thì dân chúng chỉ được xem một số lát cắt trong hàng ngàn đại cảnh. Võ Văn Thưởng hay Trương Mỹ Lan đều là những nhân vật, những tế bào đang sống trong một thực tại, một khối u chung không thể cắt bỏ đó.

Hết Trương Mỹ Lan là Tân Hoàng Minh, Trịnh Văn Quyết, Hậu Pháo… hết Trần Đại Quang là Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng… Và cứ thế, vở kịch về sự hoại loạn cứ nối tiếp nhau và nhân dân thì mãi mãi chỉ là người đứng xem, còn “đạo diễn” thần thánh vẫn nấp sau cánh gà.



 Cần phải xác quyết rằng loài người đã bước qua thời kỳ Đức trị với sự sụp đổ của chế độ phong kiến. Việc nó đang loay hoay quay trở ở những nước như Trung Quốc và Việt Nam thể hiện một sự bế tắc chiến lược giữa Chủ nghĩa Cộng sản và nền kinh tế thị trường. 

Nguyễn Phú Trọng là người thứ 3 trong lịch sử từng kiêm nhiệm 2 chức vụ quan trọng nhất là Tổng bí thư và Chủ tịch nước, chỉ sau Hồ Chí Minh và Trường Chinh.

Mặc dù lớn tuổi và sức khoẻ suy sụp, ông vẫn là nhân vật quyền lực nhấtViệt Nam, đứng trên cả Điều 17 Điều lệ đảng khi cầm quyền 3 nhiệm kỳ liên tiếp và trên cả Điều 86 - Hiến pháp khi thay mặt cả chủ tịch nước tiếp tổng thống Hoa kỳ.

Là tổng bí thư của Đảng, ông còn giữ hàng loạt chức vụ quan trọng nhất của chế độ như: Chủ tịch Quân uỷ trung ương, Uỷ viên thường vụ Bộ Công an, Trưởng ban Phòng chống tham nhũng. Ông còn là Trưởng tiểu ban Văn kiện đại hội để xây dựng đường lối lãnh đạo, kiêm luôn cả Trưởng tiểu ban nhân sự Đại hội lần thứ 14 của Ban chấp hành Trung ương ĐCS.

Dưới thời của ông, hàng loạt văn bản của đảng “có lớp lang” được ban hành. Ông củng cố bộ máy của đảng từ Trung Ương (TW) đến địa phương, đặc biệt thành lập 63 Ban phòng chống tham nhũng ở 63 tỉnh thành, lũng đoạn và làm thay hầu hết công tác của tất cả các quan tư pháp ở địa phương.

Hình ảnh của ông Trọng gợi nhớ về những ông vua trong chế độ phong kiến đang theo chế độ Đức Trị để điều hành quốc gia. Vậy đức trị là gì?

Chế độ đức trị đang quay lại?

Đức trị là một học thuyết chính trị chủ trương “Điều hành chính sự bằng đạo đức” xuất hiện từ thời Tây Chu và được Khổng Tử đúc kết và nâng lên thành học thuyết. Ông gom góp kiến thức đời xưa, biên tập và xây dựng một hệ thống quan niệm về đạo đức – chính trị trong đó chủ trương việc trị quốc căn bản phải dựa vào nhân đức của người cầm quyền mà không cần phải dùng đến pháp luật.

Nho giáo nói chung, Khổng tử nói riêng, bị nhiều người trong quá khứ cũng như hiện tại phê phán. Trong cuốn trong cuốn Tổ Quốc Ăn năn, kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng đã tung những “cú tát” học thuật nảy đom đóm vào học thuyết Nho giáo nói chung và về Sự nghiệp và nhân cách của Khổng Khâu nói riêng, thật đáng để người Việt chúng ta tìm đọc.

Cùng với sự tan rã của chế độ phong kiến và sự tiến bộ xã hội, Nho giáo đã dần dần được xếp vào một góc trong bảo tàng lịch sử về các học thuyết quản trị nhà nước. Trào lưu Khai sáng và văn minh nhân loại trong mấy trăm năm qua đã nhấn chìm dần tư tưởng Đức trị trong việc quản trị quốc gia.

Thế nhưng hình như phương thức quản trị này đang quay trở lại với một vị “vua già” hơn 80 tuổi, lòng đau đáu với sự tồn vong của vương triều, mà cụ thể là đảng của mình. Ông đã bị “ngộ độc” về tư tưởng cộng sản và bây giờ đang loay hoay tìm con đường chỉnh đốn nhân cách của các đảng viên trong một nền kinh tế thị trường đầy thế tục.

May thay, giống như Tập Cận Bình đối với xã hội Trung Quốc, ông Nguyễn Phú Trọng đã gặp được “Vạn Thế Sư Biểu - Thầy của muôn đời” của mình là Khổng Tử. Ông tóm được chiếc phao này nằm bàng bạc đâu đó trong tiềm thức của Nhân dân, ẩn giấu dưới hàng ngàn năm phong kiến Việt Nam và bắt đầu tin tưởng vào nó. Đầu tiên là đốt lò và sau đó là nói về nhân nghĩa để xây dựng tính chính danh.

Người ta bắt đầu sử dụng các văn bản nội bộ của của Đảng cộng sản như Quy định Số 41/QĐ-TW và Quy định số 08/QĐ/TW ngày 25/10/2018 về đạo đức và trách nhiệm nêu gương, trước khi nói đến câu chuyện pháp luật, pháp lý hay toà án.

Chế độ Pháp trị ra đi?

Ngay từ khi còn là sinh viên học luật, các trường phái trị quốc đã được bàn thảo nhiều, trong đó chúng tôi đều được các giáo viên hướng đến sự Thượng-Tôn-Pháp-Luật (Rule of Law) mà học thuyết của Hàn Phi là chủ đạo.

Trong đó Hàn Phi Tử đã tập hợp Pháp, Thuật, Thế của Thương ưởng, Thận Đáo và Thân Bất Hại, chủ trương dùng pháp luật để cai trị xã hội và trị quốc an dân. Ông coi pháp luật là công cụ hữu hiệu để đem lại công bằng, ổn định và thịnh vượng của một quốc gia. Ông minh định rõ “Pháp luật không phân biệt sang hèn” (pháp bất a quý) hay “hình phạt không kiêng dè bậc đại thần, tưởng thưởng không bỏ sót kẻ thất phu” (hình quá bất tị đại thần, thưởng thiện bất di tử phu).

Các Nhà Nho luôn muốn thần thánh hoá các bậc lãnh đạo nhưng Hàn Phi đã tước bỏ ý nghĩa thần thánh của họ đi và coi vua cũng chỉ là một người bình thường như những người khác. Ông nêu rõ “pháp luật đúng đắn, bày ra hình phạt nghiêm khắc để chữa cái loạn của dân chúng, khiến cho kẻ mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già cả được thoả lòng, người trẻ và cô độc được trưởng thành. Biên giới không bị xâm lấn, vua và tôi thân yêu nhau, Cha con giữ gìn cho nhau. (*)

Tiếc thay, trong những năm gần đây ông Nguyễn Phú Trọng quan tâm hơn đến việc trách nhiệm chính trị và nghĩa vụ nêu gương chứ không phải là hành vi vi phạm. Ăn năn, nước mắt và hoàn tiền là công thức phổ biến để được án nhẹ của các quan tham. Trong vụ án Chuyến bay giải cứu, toà thậm chí còn dừng xét xử để thu thêm tiền trước khi ra phán quyết.

Ông còn dùng 4 chữ Nhân (nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình) để nói về chiến dịch đốt lò và phòng chống tham nhũng mà quên mất một chữ nhân quan trọng là nhân phẩm (dignity). Đó là phẩm giá bình đẳng của một con người được Thượng đế trao tặng bất kể sang hèn.

Pháp quyền nghĩa là mọi công dân đều phải tuân theo pháp luật dù người đó là ai, tổng thống hay dân thường, chủ tịch quân uỷ Trung ương hay một người lính, một người dân nghèo đã chết tức tưởi vì Covid và Kit test dởm, hay bị cáo đang đứng trước vành móng ngựa. Về nhân phẩm thì họ ngang nhau và không thể tước bỏ; về quyền lực là do pháp luật trao ban qua cơ chế lập pháp. 

Chống tham nhũng là trò tiêu khiển mới

Chống tham nhũng là một cuộc săn lùng không bao giờ kết thúc. Giống như Tập Cận Bình ở Trung Quốc, ông Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam có thể sử dụng chiến dịch “đốt lò” như một phần quan trọng để đảm bảo tính chính danh và duy trì quyền lực trong hệ thống quản trị của mình, sẽ kéo dài mãi mãi.

Chống tham nhũng chính là trò tiêu khiển mới mà đảng bắt đầu dành cho dân chúng để cùng tạo cảm hứng vui vầy. Nó tạo nên công việc của Đảng và đảm bảo sự xúc động chân thành vừa phải của nhân dân, nó có thể trở thành một phần tất yếu với liều lượng ngày càng càng cao thì độ ép phê càng lớn.

Trước đây chúng ta từng thấy rất nhiều khẩu hiệu “Sống và Làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”. Đây chính là cách đề cao sự thượng tôn pháp luật, biểu hiện rất rõ trường phái pháp trị nhưng giờ đây thì chỉ còn “trách nhiêm chính trị” và nghĩa vụ nêu gương.

Lò chống tham nhũng trở thành một người bạn đồng hành chung thuỷ cùng trường phái Đức trị và sự trở lại của Nho giáo. Nó được sử dụng để loại bỏ bất kỳ ai đi chệch khỏi quỹ đạo đạo đức của mình, dù thuộc bên tả hay bên hữu, trên hay dưới mà đôi khi không vì một mục đích chính đáng nào cả.

Cần phải xác quyết rằng loài người đã bước qua thời kỳ Đức trị với sự sụp đổ của chế độ phong kiến. Việc nó đang loay hoay quay trở ở những nước như Trung Quốc và Việt Nam thể hiện một sự bế tắc chiến lược giữa Chủ nghĩa Cộng sản và nền kinh tế thị trường.

Nó đang làm phai nhạt Nhà nước pháp quyền và những giá trị như nhân phẩm, tự do và dân chủ. Điều này là vô cùng nguy hiểm cho tương lai Việt Nam. Tôi sợ rằng ông Trọng sẽ mãi không tìm được người kế vị và “Sau ông là hồng thuỷ”

(*) Hàn Phi Tử, Trang 130, Phan Ngọc dịch, NXB Văn Học, Hà Nội, 2001)