Saturday, May 13, 2006

TỰ LÀM SỨ GIẢ GIỤC GỌI TUỔI TRẺ MÌNH

Tự làm sứ giả giục gọi tuổi trẻ mình!
TT - Tôi đã tự nhủ lòng rằng mình sẽ không viết gì hết. Như đam mê bị chối bỏ ngay trong chính tâm thức mình. Bạn bè tôi, những người đã dũng cảm vượt qua bao khó khăn để tích cóp từng chút tri thức, đang từng đứa một theo nhau ra nước ngoài hoặc làm thuê cho người nước ngoài tại chính quê hương mình. Báo Tuổi Trẻ mở diễn đàn tuổi hai mươi. Tôi nhìn bàn phím nhỏ mà lòng thấy thôi thúc lạ kỳ.
Lửa lý tưởng chợt bùng lên mạnh mẽ. Tôi xúc động đến giận dữ với chính mình khi đọc những dòng nhật ký của Đặng Thùy Trâm. Đúng, như Trần Hoàng Vi đã viết, đâu đó lửa vẫn cháy, những người con của thế hệ hôm nay vẫn đang rừng rực khí thế tuổi hai mươi như ông cha thuở trước. Chúng ta đã bỏ qua nhiều cơ hội của lịch sử; còn hôm nay lại một cơ hội mới: đường băng cất cánh chưa bao giờ rộng dài đến thế.
Thư từ, bài vở tham gia diễn đàn gửi về:
Diễn đàn “Tuổi 20 của chúng ta” - Báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.
Email: tuoi20@tuoitre.com.vn tto@tuoitre.com.vn
Người quyết định việc nắm bắt hay không cơ hội đó là tuổi trẻ chúng ta. Thang giá trị sống bị đảo lộn thì chúng ta phải lập lại. Khi phong bì tràn ngập công sở, đổ bộ vào cả giảng đường và bệnh viện, thì lớp trẻ chúng ta cùng siết tay, dồn đuổi tệ nạn đến tận cùng.
Khi đâu đó có bạn đang mệt mỏi buông xuôi, thì nơi đây những ngọn lửa của màu xanh yêu thương và hi vọng sẽ thắp lên, động viên nhau giữ vững tinh thần. Khi xu hướng vọng ngoại đang lên cao, thì nơi đây chúng ta truyền cho nhau tinh thần tự tôn dân tộc và ý thức về dòng máu Việt vinh quang...
Như Thánh Gióng xưa, khi đất nước có giặc... Giặc hôm nay không phải là ngoại xâm nhưng đâu đó những người nông dân đang thay cơm chiều bằng củ sắn, củ khoai; là lòng tự hào dân tộc, lòng tin bị xói mòn, là tham nhũng, quan liêu... Nếu chưa có sứ giả mời gọi thì tuổi trẻ chúng ta sẽ tự làm những sứ giả, với trái tim nóng và cái đầu đầy lý trí, lần tìm nhau, giục giã nhau tiến bước dựng xây đất nước mình...
Luật sư, thạc sĩ luật LÊ QUỐC QUÂN

Bài đã được đăng trên báo tuổi trẻ ngày 26 tháng 7 năm 2005 và trên tuổi trẻ online ở địa chỉ sau:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=90487&ChannelID=7

THƠ DÀNH CHO DR. HOÁT

Tôi đi giữa phốố dài và rộng.
Gío heo may dìu dịu thổi đâu vềề
Bỗng nhớ tới người anh thân thiết quá
Nhơ thu nào đi tám mốt đón heo may.

Bài thơ làm vào sáng Chủ Nhật ngày 13 tháng 3 năm 2006, Một sáng trời lạnh đi bộộđến cơ quan dọc theo phố Nguyễn Chí Thanh. Kỷ niệm những ngày chủ nhật đi dào cùng anh Hoát đầu thập niên 1990s.

Lê Quốc Quân.

LỖI VÀ SỬA LỖI HỆ THỐNG !

Bộ máy Nhà nước cũng giống như những cỗ máy. Nó vận hành theo những cơ chế thống nhất và mỗi một bộ phận đều có những công năng riêng.
Mỗi hệ thống quản trị đều được thiết kế, ra đời và phát triển vào những giai đoạn lịch sử nhất định dựa trên những nguyên tắc nhất định. Để có thể thích nghi và tồn tại, các hệ thống này không ngừng “sửa lỗi” và hoàn thiện. Trong một xã hội dân chủ pháp quyền, việc “bắt lỗi” và “vá lỗi” của hệ thống là công việc thường xuyên của các chính trị gia, cũng giống như các chuyên viên của Microsoft sửa “lỗi hệ thống” hàng ngày.
Chuyện xưa
Xưa, sự cho phép ra đời của Triết học Karl Marx ngay trong lòng xã hội tư bản đã góp phần làm nên những cuộc cách mạng vô sản sau đó, đồng thời “vá” lại những lỗ thủng khổng lồ của chủ nghĩa tư bản đế quốc.
Ở Marx, sự “sướng” cộng hưởng đã xuất hiện khi có sự kết hợp bất ngờ giữa tài năng và sự xúc động cá nhân. Hiệu ứng tâm lý nhất thời đó đã đem đến vinh quang và đau khổ cho hàng trăm triệu người mà ngay bản thân người “phát minh” ra nó cũng không nhận biết được vì nó đến “tràn trề” trong “tha hoá” .
Xưa hơn nữa, lịch sử cũng vui mừng đón nhận tinh thần “Khế ước xã hội” của Jean Jacques Rousseau trong thực tiễn sinh động bằng cuộc cách mạng dân chủ tư sản pháp 1789 mà mục tiêu “Tự do–Bình đẳng –Bác ái” của nó, dù ít dù nhiều, đã tạo thêm nguồn cảm hứng để Chủ tịch Hồ Chí Minh rời bến Nhà rồng.
Rousseau phác thảo về cỗ máy quản trị xã hội với một xã hội công dân
Ra đi, dù là để tìm cách cứu mình đặng cứu Cha hay “tìm đường cứu nước” thì đó cũng là mục tiêu tốt. Tinh thần này là đáng khâm phục. Luỹ tre làng xứng đáng lùi lại phía sau. Và đại dương, như tự ngàn đời, luôn chào đón những tâm hồn quả cảm.
Chính J.J Rousseau, thông qua tác phẩm Khế ước xã hội, đã phác thảo lên “hình ảnh” cỗ máy quản trị xã hội với một xã hội công dân và nhà nước pháp quyền.
Hơn 2 thế kỷ trôi qua. Trong đó có một thế kỷ lao xao tiếng nói xen lẫn tiếng bước chân vội vàng của những người tốt bụng lạc lối lầm đường - say mê đến ngơ ngác - vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến việc tổ chức vận hành các thiết chế chính trị và xã hội loài người chúng ta ngày nay. Nó vẫn tiếp tục được sửa chữa và hoàn thiện trong một thực tế biến động không ngừng với những cơ hội và thách thức quấn chặt lấy nhau.
Có những “hệ thống” mà như ông Nguyễn Trung đã nói “sự tha hoá nằm ngay chính trong hệ thống” và bản thân sự hư hỏng đã được “cài vào” đó. Cũng có những hệ thống mà chính bản thân sự “sửa lỗi” đã được “cài đặt” trong hệ thống đó, khi nó “để cho người dân được mở mồm ra nói - Hồ Chí Minh” với một cơ chế tiếp nhận, phản ánh và xử lý trong độc lập và khách quan.
Nước Mỹ là quốc gia mà ngay từ khi khai sinh đã có nền dân chủ lập hiến dựa trên tư tưởng “Tam quyền phân lập” trong “Tinh thần pháp luật –L’esprit des lois” của Montesquieu và Khế ước xã hội của J.J Rousseau. Hiện nay nước Mỹ cũng đang đứng trước những thách thức “chết người”. Nhưng những người lạc quan cho rằng họ dễ dàng vượt qua vì hệ thống của họ đã được “thiết kế” để vượt qua. Qủa thật, tư tưởng của “cặp” thiết kế gia vĩ đại người Pháp nửa sau của thế kỷ thứ 18 cứ ánh xạ lên việc tổ chức và thực hiện quyền lực của các Nhà nước hiện đại. Và gần đây nó cứ ám ảnh tôi.
Chuyện nay
Đó cũng là vấn đề thời sự của chúng ta hôm nay.
Tất cả chúng ta đều hiểu rằng Việt Nam là một quốc gia mà nền tảng tôn giáo, chính trị và ý thức hệ khác biệt nhau trong một thời gian dài, giữa miền bắc và miền nam, giữa trong nước và ngoài nước.
Bởi vậy, tìm kiếm thoả mãn những dị biệt trong thống nhất lại càng trở nên quan trọng. May thay! Ta có một hy vọng, thuộc về bản chất, rằng đa nguyên mang lại giá trị của sự thương nhượng và làm giảm tính chất cực đoan trong các thể nhân. Đa nguyên tự bản thể đã cổ súy cách “tôn trọng ý kiến khác biệt”, đã làm cho con người trở nên có học và dễ thương hơn vì nó luôn luôn phải thừa nhận rằng có thể có “nhiều hơn một” giải pháp đúng và hiệu quả.
Đã từng có những cơn Đại hồng thuỷ, những Kỷ băng hà, hay dấu hiệu sự sống trên hành tinh đỏ cho thấy sự phát triển của con người đã từng phải trả giá vì những vi phạm làm tổn thương nghiêm trọng đến sự cân bằng tự nhiên. Những cơn sóng thần có thể còn nhiều hơn và Bão Katrina có thể còn mạnh hơn nếu như Mỹ vẫn tiếp tục không coi trọng hiệp ước Kyoto.
Thể chế chính trị cũng vậy, đã từng đến rồi đi, bao nhiêu triều đại, dù vinh quang hay nhục nhã, dù lâu dài hay ngắn hạn, thế sự cứ xoay vần quanh những quy luật bất biến về âm dương, về lòng người, tự nhiên và xã hội.
Tạo Hoá muốn cho ta biết màn đêm thì đen nên đã tạo ra ánh sáng ban ngày, cho lá rụng vào mùa thu và cây cối nẩy lộc vào mùa xuân. Tạo hoá còn cho ra một con người với biết bao nhiêu sự khác biệt trong tư duy vẫn tồn tại với tư cách là những chỉnh thể thống nhất.Yêu trong tim và suy nghĩ trong đầu nhưng trái tim ngừng đập thì bộ não lặng im. Sự thay đổi ý nghĩ ( đổi ý – thay đổi tư duy) là một nét cơ bản tạo nên sự thống nhất của con người trong xu hướng tìm đến và (để) phục vụ Chân - Thiện - Mỹ.
Đừng sợ đa nguyên
Bởi đa nguyên tôn trọng tính đa dạng trong tổ chức xã hội trên một nền thống nhất chung. Nó thể hiện vai trò sáng tạo của cá nhân nhưng luôn bảo vệ lợi ích của số đông theo nguyên tắc dân chủ. Và, “Dân chủ có thể giảm bớt những bất trắc chính trị vì làm cho công dân tin rằng họ có thể bất đồng với chính sách hiện thời, nhưng sẽ luôn có cơ hội thay đổi – J.J Rousseau.”
Trong chính trị, sự xác nhận về tính phong phú của công dân thông qua các nhóm lợi ích trên cơ sở luật pháp là nét đặc trưng của một nhà nước pháp quyền.
Vị trí chủ nhân thuộc về tất cả 82 triệu người Việt chúng ta chứ không riêng của một nhóm người nào cả.

Nhiều người sợ đa nguyên sẽ tạo nên đối đầu hoặc bất ổn nhưng lịch sử đã kiểm nghiệm lý thuyết của Triết gia Pierre Abélard từ thế kỷ 11 là đúng. Ông nhấn mạnh nguyên lý về đa nguyên là "diversa non adversa" (khác biệt nhưng không đối địch) vì biết rằng nhà nước, cũng giống như con người, là một cỗ máy có tổ chức chứ không phải là sự hỗn mang - mất dạy.
Đất nước ta đã kinh qua những gian khó, cả về thể chất lẫn tinh thần. Đất nước chúng ta đã từng bị chia rẽ cả về địa lý lẫn tư duy.
Cách đây 31 năm chúng ta đã có một chiến thắng. Cái chiến thắng “làm cho hàng triệu người vui nhưng cũng làm cho hàng triệu người buồn – Võ Văn Kiệt” nhưng nếu như có được một sự thống nhất trong đa đại diện có thể làm cho hầu hết mọi người vui vì cảm thấy rõ tiếng nói dù nhỏ nhoi của mình vẫn được phản ánh trong cơ cấu quyền lực chung.
Trong đó cái riêng nhận thấy mình nơi cái chung và cái chung là hình ảnh của những cái riêng. Chính tôi cũng đã được Đảng dạy rất nhiều về vấn đề này khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thế nhưng tôi quá ngạc nhiên trong thực tế. Lúc tôi đang viết những dòng chữ này thì có hơn 90% đảng viên cộng sản đang chiếm ghế trong quốc hội của 82 triệu người dân Việt. Đó là một điều hết sức bất bình thường vì số lượng đảng viên cộng sản chỉ chiếm khoảng 3.5% dân số.
Tổ quốc chúng ta có được không phải bằng một nghi thức mà bằng lao động, bằng máu và nước mắt.
Tổ quốc chúng ta đã được tạo nên do những liên kết thiêng liêng của các cá thể, các nhóm lợi ích và các sắc tộc.
Chính vì vậy, vị trí chủ nhân thuộc về tất cả 82 triệu người Việt chúng ta chứ không riêng của một nhóm người nào cả. Vì vậy bộ máy Nhà nước phải thực sự là đại diện cho lợi ích chung như Điều 2 của Hiến Pháp năm 1992 khẳng định Nhà nước là:“ của dân, do dân và vì dân”.
Bởi, toàn dân chúng ta sở hữu đất nước này và một trong những quyền quan trọng của sở hữu là quyền “định đoạt” chứ không phải chỉ là sự “chiếm hữu” hay “sử dụng”.
Nên, trong những thời điểm đất nước cần phải tranh luận để ra những quyết định khó khăn, mỗi một người dân, với tư cách là công dân của một nước, có quyền và nghĩa vụ đối với những bước đi của vận mệnh dân tộc và phải cất tiếng nói tự đáy lòng mình với một tấm lòng trung trinh và “thơ ngây như con trẻ”.

Bài viết đã đươược đăng tại BBC theo địa chỉ

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/story/2006/03/060323_lequocquan_hethong.shtml

Thư gửi ông Nguyễn Trung

Sỹ phu Bắc Hà thời nay sao im hơi lặng tiếng? Câu hỏi của Ông Nguyễn Trung đăng trên Vietnam Net làm se lòng nhiều người đọc.
Luật sư Lê Quốc Quân
Giống như bao nhiêu thanh niên ở tuổi mình, sau 4 năm trời ở giảng đường đại học, chúng tôi ra trường với biết bao nhiêu suy tư ước vọng và lúc đó giống như mình đứng ở giữa ngã ba đường.
Hơn mười năm trôi qua, vẫn còn đó “Nơi ngã ba cuộc đời tự dồn bao câu hỏi / Để lòng mình day dứt với tương lai”…dù tôi đã tự mình bước qua 3 giai đoạn.
Tốt nghiệp đại học, tôi quyết định làm giảng viên đại học và bám trụ ở Hà nội với cuộc sống ăn đong…Cuộc đời hắt vào tôi những thử thách trong công việc và bủa vây tôi bằng chuyện lo sao cho đủ ăn, đủ trả tiền nhà cuối tháng. Nói gì ư ?
Ông Nguyễn Trung ơi ! Tôi bỏ dạy đi làm chuyên gia cho dự án nước ngoài khi thấy mẹ ngày càng già đi và các em đang lớn lên cùng với những chi phí học hành. Những ngày đầu háo hức làm cho dự án vội qua. Khi đủ đồng tiên ăn mặc là lúc tôi lại thấy thiếu một cái gì đó lớn hơn. Đó quyền được phát triển.
Tôi thất vọng khi phải cùng anh em “thổi ý tưởng” vào cho các chuyên gia ngoại “cố vấn lại” thì lãnh đạo người Việt mới nghe. Tuổi 30 nhìn những chuyên gia đến từ Peru hay Nhật bản ăn lương 20.000 USD/tháng từ vốn vay mà thấy tự thẹn với lòng mình.
Tiền tư vấn vốn vay khác hẳn với những khoản tiền TA ( hỗ trợ kỹ thuật ) cho không. Đó là tiền của dự án, tiền của ngân sách, của nhân dân và tất cả mọi quốc gia, tổ chức đều hoạt động vì những mục tiêu và lợi ích của riêng mình.
Tại sao không, Việt Nam? Nhìn JBIC, JICA tập trung ODA vào cầu đường vì thấp thoáng đâu đó là một nước Nhật với những tập đoàn sản xuất xe hơi, xe gắn máy nổi tiếng, nhìn WB lo lắng quá đến tốc độ giải ngân trong khi chưa am tường hết được những phức tạp trong kiểm tra giám sát dự án giảm nghèo ở Việt Nam hay ADB am hiểu “quá” Việt Nam trong quản trị điều hành và cơ cấu quyền lực Việt Nam để có nhiều thoả hiệp bất tương quan.
Nói gì ư ? Ông Nguyễn Trung ơi ! Tôi bỏ làm thuê cho nước ngoài. Tôi bỏ vì tự tin vào vị trí chủ nhân, vì lòng tự tôn dân tộc và tin vào dòng máu Việt của chúng ta.
Dùng đạn để bắn
Năm 31 tuổi tôi trở thành doanh nhân và bàng hoàng chợt nhận ra rằng phong bì là vũ khí phổ thông nhất của các doanh nhân.
Nó giống như AR15 hay AK47, dù xuất xứ khác nhau và được đưa tới với những mục đích khác nhau, cùng tham gia cuộc chiến trên mảnh đất này, hữu dụng và tội lỗi như nhau trong thương trường.
Dù là tiền EURO hay USD thì “đạn” vẫn là cách các thương gia nói về sức công phá của ruột phong bì trong lúc giành giật hợp đồng. Khác với những quán cóc bán chè chén hay những người gánh hàng rong dọc phố nơi “đạn” dành cho anh công an phường thu nhập thấp là những đồng tiền lẻ thấm đẫm mồ hôi, các doanh nhân phải dùng “đạn” nặng ký cho những quan chức cấp cao và viên chức cổ cồn.
Đã có không ít doanh nhân muốn sử dụng đầu đạn hạt nhân trong nhiều phi vụ làm ăn lớn và cũng vì vậy nhiều kẻ đã ra tòa. Đạo đức trong lòng đòi buộc tôi phải vất vả hơn để kiếm tiền sạch, và không giống nhiều doanh nhân dị ứng với phong bì khác, tôi đã may mắn đã thành công nhờ tính tiên phong trong dịch vụ và nghề nghiệp mình.
Tổng kết cuối năm nay, công ty nộp được một ít thuế thu nhập cho Nhà nước, chợt bàng hoàng khi bạn bè bảo: “Tự hào mần chi, nó chạy hết vào các PMU, bọn nó đem đi đánh bạc rồi”.
Năm nay 35 tuổi, vẫn thấy thẹn với lòng mình, vẫn thấy thấp thoáng đâu đó những ngã ba ngã bảy và chưa rõ lộ trình của đời mình. Tôi nói gì đây, ông Nguyễn Trung? Bạn bè tôi nhiều người bỏ nước ra đi vì nói rằng mình sinh nhầm thời và đã không ít lần tôi cũng có ý nghĩ như vậy.
Nhưng mảnh đất tảo tần hình chữ S và những “cơn gió Lào rát ruột” quê tôi trong mắt nhà thơ Nguyễn Duy đã kìm giữ bước chân tôi và động viên tôi “đánh thức tiềm lực” ở chính nơi này.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là sỹ phu Bắc Hà nhưng cả quốc gia đang treo chữ “nhẫn” trong nhà là dự báo không lành cho dân tộc trong thời điểm tổ quốc đang cần những tranh luận mạch lạc và sâu sắc nhất. Tôi không im hơi lặng tiếng nữa và tôi tin rằng hàng triệu thanh niên Việt Nam đang và sẽ nói.
Tất nhiên, hành động bao giờ cũng nói to hơn ngôn từ “action speaks louder than words” và chiến thắng sự ươn hèn bạc nhược để đứng lên là cuộc chiến khó khăn nhất.
Dù vậy, lời ông đã thổi thêm nghị lực, thúc đẩy thêm quyết tâm, Đêm nay dưới ánh đèn, tôi tự hứa với lòng mình sẽ hoạt động luật sư cho người nghèo, góp một phần nhỏ bé bảo vệ những người thấp cổ bé miệng, sẽ cùng hàng triệu người việt nam đem bầu nhiệt huyết của tuổi xuân tấn công tệ nạn, đem lại công lý dân chủ thật sự cho dân tộc Việt Nam.
Ông Trung ơi, tôi đồng ý với ông về “vấn đề hệ thống”. Và chúng ta phải “bắt đầu bằng hệ thống” để lớp già cùng lớp trẻ, trong đảng và ngoài đảng chung tay nhau xây dựng một Việt Nam dân chủ và giàu mạnh, không phải cho hôm nay mà cho mãi mãi mai sau.

Bài viết đã được đăng treê bbc Theo đươường link sau đây :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/02/060210_siphubacha_imlang.shtml

MY FEELING

Lâu quá rồi không vào đwocj blog, hôm nay vui mừng vì đã vào được. Những bức tươờng ngăn cấm đang trở nên lạc hậu. V ch ta c qu h về những bươc tiến của khoa học kỹ thuật.